Từ vụ Nxb Nhã Nam thấy được: Cùng nhau ta sẽ mạnh hơn!

5.00 star(s) 3 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,079

Những ngày gần đây, việc nhà xuất bản Nhã Nam bị cuốn và một vụ lùm xùm, đã gây xôn xao và tranh cãi trong cộng động mạng xã hội. Từ đó thấy được, cùng nhau chúng ta sẽ trở nên mạnh hơn, thắng được mọi cơ cấu tội lỗi.​


phailamgi_cùng nhau ta mạnh hơn_cv1.jpg
Ảnh: laborlawsaudi.com

Sơ qua về vụ việc, Nguyễn Nhật Anh - Tổng giám độc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã nam đã bị cáo buộc quấy rối nhân viên nữ trong công ty. Vụ việc chỉ được lan truyền rộng rãi sau dòng trạng thái của TS Đặng Hoàng Giang trên Facebook cá nhân, cho biết rằng hành vi của ông Nguyễn Nhật Anh đã đi quá giới hạn của sự quý mến, thân thiện, quan tâm giữa sếp và nhân viên, khiến nữ nhân viên sợ hãi và căng thẳng.

Sau khi sự việc nổi lên, làn sóng tẩy chay nxb Nhã Nam trở nên mạnh mẽ, buộc công ty phải ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác của ông Nguyễn Nhật Anh.

Chưa kết luận được hành vi đó của Tổng giám đốc Nhã Nam có phải là quấy rối tình dục hay không? Nhưng rõ ràng, hành vi đó đã động chạm, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe tâm thần của nữ nhân viên, một biểu hiện rõ ràng của quấy rối tình dục. (Điều này được xác nhận bởi tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Xem tại link này)

Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng, tội ác luôn là hành vi của một người có ý thức và tự do, nhưng nó còn tác động tới nhiều mối quan hệ và lan ra cả xã hội. (Docat #51)

Điều này có nghĩa là, tội lỗi luôn luôn có mặt ở tận gốc rễ của những chia rẽ đau thương nơi từng cá nhân và xã hội. Tội lỗi là hành vi riêng tư của một cá nhân, nhưng cũng mang tính xã hội khi nó gây nên các hậu quả xã hội trong chừng mực nào đó. (TLHT #116)

Khi nhiều người lặp lại những tội lỗi này, làm hình thành một cơ cấu tội và làm lây lan cơ cấu đó. Những cơ cấu tội lỗi này có thể trở thành phong tục, văn hóa. Như thế, hậu quả của tội lỗi duy trì các cơ cấu của tội khiến nó càng ngày càng lớn mạnh, và trở thành nguồn gốc của những tội khác. (TLHT #118)

phailamgi_cùng nhau ta mạnh hơn_cv2.jpg
Ảnh: laramielive.com

Thực tế cho thấy, nạn “quấy rối” tình dục đang là một vấn nạn nhức nhối, xảy ra với tần suất dày đặc trong xã hội hiện nay, đặc biệt là trong môi trường công sở.

Vì thế, để có thể thắng được các cơ cấu của tội, với tư cách cá nhân và cùng với người khác trong xã hội, can đảm chống lại và tố cáo chúng. Khi nhìn lại vụ việc của Nxb Nhã Nam, nếu không có tiếng nói của những người can đảm, nếu không có những người bất chấp quyền lợi của mình để lên tiếng cho sự bất công, nếu không có sức ép của cộng đồng mạng, không biết vụ việc trên sẽ còn tiếp diễn như thế nào?

Chúng ta, đặc biệt là những người Ki-tô hữu không thể làm ngơ trước bất công, hay cơ cấu mạnh mẽ của tội lỗi. Chúng ta phải cùng nhau, “các hành động liên kết với nhau là đặc biệt cần thiết để thay đổi văn hóa nơi ta sống và để tác động đến mức độ cơ cấu.” (TLHT #118)

Ý thức rằng, là một Ki-tô hữu, chúng ta không chỉ lên tiếng khi quyền lợi của chúng ta bị đụng chạm, mà còn có nhiệm vụ khi bảo vệ và tăng cường phẩm giá của tất cả mọi người (x. Docat #68). Và chúng ta hành động không đơn độc, chúng ta hành động cùng nhau, vì cùng nhau ta sẽ mạnh hơn.​

Phải làm gì?​

Docat 51: Có phải tội lỗi cũng có chiều kích xã hội?

Tội ác luôn là hành vi của một người có ý thức và tự do, nhưng nó còn tác động tới nhiều mối quan hệ, và lan ra cả xã hội. Do đó, mỗi tội ác có chiều kích cá nhân, và đồng thời có cả chiều kích xã hội: tội lỗi đã là tồi tệ đối với kẻ phạm phải, mà còn làm tổn thương những người khác, và tác hại đến xã hội. “Và cứ thế tội lỗi trở nên mạnh hơn, lan rộng, trở thành nguồn cội của các tội khác, và như vậy, gây tác hại lên hành vi của nhiều người” (Gioan Phaolô II, SRS 36). Ví dụ, chúng ta hãy nghĩ đến những hệ thống chính trị sử dụng bạo lực, hoặc không lo bảo vệ người dân thiểu số. Tội ác không bao giờ là số phận định trước, và các thể chế độc ác vẫn có thể bị thay thế. Nhận ra và gọi đích danh tội lỗi là bước đầu tiên để giải thoát chính mình khỏi mạng lưới của nó. Đức Giêsu đến để mang chúng ta ra khỏi sự giam hãm của tội lỗi. Muôn loài thụ tạo cho đến nay bị tội giăng bẫy, được Đức Kitô giải thoát, để yêu thương và làm theo lẽ phải. “Nền văn minh tình yêu” khởi đầu bằng sự hối cải của mỗi cá nhân, và sự hoà giải của người đó với Thiên Chúa.​
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên