Ý nghĩa thật sự của Lễ Giáng Sinh

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
17

Dù bạn không cùng tôn giáo và bạn không bận tâm Lễ Giáng Sinh? Nhưng bạn vẫn thấy có cái gì đó khiến bạn cảm thấy vui lây bởi bầu khí hàng hoá Giáng sinh muôn màu muôn vẻ. Thế giới hôm nay xem Giáng sinh như ngày lễ hội, đó là thời gian để nghỉ ngơi, thời gian để hy vọng hoà bình xuất hiện. Lễ Giáng Sinh cho chúng ta thời gian ở nhà, thời gian ở bên gia đình, thời gian để thư thái.​

Hy vọng như vậy. Hy vọng đó là của hầu hết mọi người.​

phailamgi_Ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh_cv1.jpg

Lễ Giáng Sinh là của người Ki-tô giáo​

Giáng sinh nguyên thuỷ là của người Kito giáo. Họ đón mừng lễ này để tâm niệm Chúa đến lần thứ hai. Họ xác tín và tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Giáng sinh ở bản Kinh Tin Kính Nicea(*)

Kinh Tin Kính Nicea:

Lễ Giáng sinh phải được nhấn mạnh đến mầu nhiệm Chúa xuống thế làm người và khi cử hành mầu nhiệm này là để nhắc nhở tín hữu: Chúa sẽ đến lần thứ hai ! Nhiều thánh đường quan trọng hoá việc trang trí và người tín hữu bị cuốn hút bởi vẻ đẹp bên ngoài khiến họ quên mất giá trị đích thực của Giáng Sinh ?

Vậy thì, Giáng Sinh thực sự là gì? Ý nghĩa của dịp lễ này là gì? Vì sao mọi người lại mong chờ đến thế. Tóm lại, ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh là gì?

Tôi tìm ý nghĩa đích thực của Giáng sinh ở Kinh Tin Kính Nicea ở năm từ đơn giản là: “He came down from heaven” (Ngài đã từ trời xuống thế). Từ khóa trong câu là từ “xuống” , “Ngài đã từ trời xuống thế” Lễ Giáng Sinh có nghĩa là “đi xuống.” Đó là con đường hay hướng mà Chúa đi vào cuộc sống của chúng ta.

Loài người luôn mong muốn “đi lên”: tức là vươn lên, có nhiều hơn, ở trên cao, và ‘ăn trên ngồi trốc’. Còn Thiên Chúa thì đi xuống.

phailamgi_Ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh_1.jpg
Nhà thờ Song Vĩnh - GP. Bà Rịa

Thiên Chúa từ trời xuống thế, đó là điều chúng ta phải ghi nhớ, là điều mà Giáng Sinh gợi lên cho mọi người lối sống: sống với con người thật của mình, quên đi những hình ảnh ‘tô vẽ’ về bản thân, đặc biệt là ánh mắt coi khinh người nghèo, kẻ bần cùng, cô thế. Thay vào đó, chúng ta có thể đặt tất cả những điều ấy sang một bên, và thành thật (hoặc chân thật hơn) với chính mình bằng cách nhìn xuống cảnh khổ của người lân cận, dành thời gian ở bên những người thân yêu và bày tỏ lòng biết ơn.

Xin đừng để đến ngày mai ‘tôi sẽ thế này thế nọ’ nhưng hãy sống với phút hiện tại bằng cách ‘đi xuống, nhìn xuống…’ có ai biết được những ‘bất ngờ’ đổ xuống, chẳng hạn: vụ không tặc khủng bố 9/11 hay cơn bão Katrina, hay gần đây siêu bão số 03 vào vịnh Bắc bộ, hay chuyện đó còn lâu mới tới: cứ việc vui chơi ăn uống cho tới khi nhận ra những tín hiệu báo trước rồi ăn năn cũng không muộn.

Vậy đó, bất kể bạn theo tôn giáo nào (mọi tôn giáo đều tồn tại trong mọi tín ngưỡng, đều mong chúng ta được hạnh phúc), Lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa xuống trần, đó là cách Ngài gặp gỡ chúng ta, Ngài chẳng cần cần khoa trương hay tán tụng bởi hang đá xinh đẹp. Chúa là thực tại, và chúng ta khao khát thực tại: được thật sự là chính mình mà không cần giả vờ.

phailamgi_Ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh_cv2.jpg
Ảnh: Canva

Khi nhìn em bé sơ sinh chúng ta thích nâng niu, bồng bế là vì sự sự ngây thơ của bé. Khi em bé mỉm cười với bạn, đó là nụ cười chân thật. Không hề giả tạo. Lễ Giáng Sinh là thời điểm cuối năm mà chúng ta được nhìn thấy em bé thực sự: em bé trong hình hài Chúa Hài Nhi: dang rộng đôi tay, mở lòng đón nhận những ai thành tâm thiện ý, Hài Nhi sẵn sàng đón nhận tất cả (cha, mẹ, chiên bò, những người chăn cừu, nhà thông thái, và tất cả), và Hài Nhi trong thân phận bé bòng một trẻ thơ toàn dễ bị tổn thương: Ngài là một món quà. Có đúng vậy không !

Đâu phải là một tin hữu Ki to giáo mới nhận ra “Chúa đã từ trời xuống thế” là một điều gì đó đặc biệt; một người vô thần cũng có thể hiểu rõ rằng đây là câu chuyện phi thường có thể sưởi ấm tâm hồn. Xin hãy bước xuống từ cái tôi đầy tham vọng, ích kỷ và kiêu căng của mình và trở về với hình bóng một trẻ thơ: nghĩa là giống như một em bé. Nếu chúng ta có thể thực hiện điều này mọi lúc, thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn biết bao?

Có lẽ chỉ cần cố gắng vào dịp Lễ Giáng Sinh là đủ, ít nhất hãy làm điều đó vào thời điểm này trong năm. Cầu mong ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh sẽ trở nên sống động trong trái tim và tâm trí của bạn khi bạn suy ngẫm về năm chữ trong Kinh Tin Kính Nicea: “Ngài đã từ trời xuống thế.”

Chúa đã ‘đi xuống’ và chính Ngài là Con Đường.
-------------------------
(*) Kinh Tin Kính Nicea: Người Công gáo thường đọc Kinh Tin Kính trong Lễ Chúa Nhật và những ngày lễ trọng. Đọc để tuyên xưng ‘những điều buộc phải tin’ vào Chúa. Có hai bản Kinh Tin Kính : Kinh Tin Kính các Tông Đồ (từ thời các Tông Đồ, hai thế kỷ đầu s.C.N) và Kinh Tin Kính Nicea (từ Công đồng Nicea năm 325 s.C.N và Công đồng Constantinople năm 381 s.C.N).​
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên