Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,079
- Chủ đề Author
- #1
Chiều nay 11/4, bị cáo Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị HĐXX tuyên phạt án tử hình. Từ bản án trên, Giáo hội Công giáo có quan điểm thế nào về án tử hình?
(Lưu ý: Ở đây không bàn tới mức độ nghiêm trọng của sự việc hay phản đối quyết định của tòa án, mà chỉ nêu quan điểm của Giáo hội Công giáo về án tử hình.)
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa hôm nay. Ảnh: TL/Vietnamnet
Theo báo Dân Việt, HĐXX TAND Tp. Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát về 3 tội danh Đưa hối lộ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng và Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo phải chấp hành án tử hình.
Theo Giáo huấn của Giáo hội Công giáo, Sự sống, theo đúng bản chất của nó, là nền tảng của tất cả các giá trị, quyền lợi và bổn phận khác của con người. Nếu sự sống không được tôn trọng, nếu nó bị xúc phạm hoặc bị loại bỏ, thì sự phát triển của con người không thể thực hiện được. (x. TLHT #155-156)
Sự sống luôn là một điều tốt đẹp; do đó, bất kì cuộc tấn công trực tiếp nào chống lại nó luôn là một tội ác. Điều này được diễn tả rõ ràng trong điều răn: "Người không được giết người". (EV #40-41)
Chính vì thế, mỗi người chúng ta có bổn phận giữ gìn sự sống con người. Bổn phận này xuất phát từ phẩm giá, sự thánh thiêng của sự sống con người và từ nguyên tắc không được vi phạm đến sự sống đấy. (GLHTCG #2288)
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã phê chuẩn nội dung mới của sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 2267 bởi, "đã có một hiểu biết mới về ý nghĩa của án phạt hình sự của nhà nước", nên "án tử hình là điều không thể chấp nhận".
Ảnh: Lapphap.vn
Theo đó, nội dung mới của số 2267 như sau:
"Việc chính quyền hợp pháp áp dụng án tử hình, sau một phiên toà công bằng, từ lâu đã được coi là một giải pháp xác đáng đối với tính chất nghiêm trọng của một số tội ác và là giải pháp chấp nhận được, mặc dù mang tính cực đoan, để bảo vệ công ích.
Tuy nhiên, ngày nay người ta ngày càng ý thức rằng phẩm giá của một người không bị mất đi ngay cả sau khi người ấy phạm những tội ác rất nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có thêm hiểu biết về ý nghĩa của các án phạt hình sự do nhà nước tuyên án. Cuối cùng, các hệ thống giam giữ hiệu quả hơn đã được phát triển, nhằm bảo đảm cho các công dân sẽ được bảo vệ, nhưng đồng thời không nhất thiết phải tước mất khả năng đền tội của kẻ phạm tội.
Vì thế, trong ánh sáng của Tin Mừng, Giáo hội dạy rằng “án tử hình là điều không thể chấp nhận được vì nó tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người”, và Giáo hội quyết tâm đấu tranh để hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới”.
(Bản dịch của Ủy ban Giáo lý Đức tin – Hội đồng Giám mục Việt Nam)
"Việc chính quyền hợp pháp áp dụng án tử hình, sau một phiên toà công bằng, từ lâu đã được coi là một giải pháp xác đáng đối với tính chất nghiêm trọng của một số tội ác và là giải pháp chấp nhận được, mặc dù mang tính cực đoan, để bảo vệ công ích.
Tuy nhiên, ngày nay người ta ngày càng ý thức rằng phẩm giá của một người không bị mất đi ngay cả sau khi người ấy phạm những tội ác rất nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có thêm hiểu biết về ý nghĩa của các án phạt hình sự do nhà nước tuyên án. Cuối cùng, các hệ thống giam giữ hiệu quả hơn đã được phát triển, nhằm bảo đảm cho các công dân sẽ được bảo vệ, nhưng đồng thời không nhất thiết phải tước mất khả năng đền tội của kẻ phạm tội.
Vì thế, trong ánh sáng của Tin Mừng, Giáo hội dạy rằng “án tử hình là điều không thể chấp nhận được vì nó tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người”, và Giáo hội quyết tâm đấu tranh để hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới”.
(Bản dịch của Ủy ban Giáo lý Đức tin – Hội đồng Giám mục Việt Nam)
Phải làm gì?
Quyền Sống và Sinh Kế
Nhưng trước tiên chúng ta phải nói về quyền con người. Con người có quyền sống. Con người có quyền toàn vẹn thân thể và có phương tiện sản xuất cần thiết để phát triển cuộc sống xứng đáng, đặc biệt là thực phẩm, quần áo, chỗ ở, chăm sóc y tế, nghỉ ngơi, cuối cùng là các dịch vụ xã hội cần thiết. Do vậy, con người có quyền được chăm sóc trong trường hợp bị đau bệnh; khuyết tật do lao động; góa bụa; tuổi già; thất nghiệp do ép buộc; hoặc bất cứ khi nào không phải do lỗi của mình mà bị tước đoạt phương tiện làm kế sinh sống.
ĐGH Gioan XXIII: Thông điệp Pacem in Terris (1963), 6