Thành viên
- Tham gia
- 10/12/24
- Bài viết
- 19
- Chủ đề Author
- #1
BẠN, BẠN BÈ
Nghe thật thấm thía.
Để đem Giáo huấn Xã hội vào và xã hội, bạn không thể ‘dấn thân một mình’ cần có nhiều người có chung ‘lý tưởng’. BẠN cần người để hợp tác, để chia sẻ vui buồn sau khi đã học hỏi, thấm nhuần những chỉ dạy từ ‘các đấng bản quyền’ về Học thuyết Xã hội Công giáo.
Bất cứ đoàn thể nào, đều cần có nhiều người hợp tác, liên kết, hổ tương nhau… đó là lúc chúng ta cần có BẠN. Nhưng có bạn ‘sống cùng’ dài lâu cần đắn đo, suy nghĩ, tìm kiếm…
Cuộc sống, ai cũng mong có bạn. Hạnh phúc khi có được nhiều bạn thân để chia sẻ vui buồn, động viên nhau ‘vượt qua sóng gió’ lúc gặp gian nan thử thách. Quy tụ ‘bạn thân’ thì ít mà quy kết ‘bạn bè’ thì nhiều.
Bạn bè thường được hiểu là từ láy, từ đệm. Bạn bè không phải là từ ghép.
BẠN là người đồng hành, chia sẻ vui buồn và lúc thân thiện, dám ‘sống chết’ cho nhau.
BÈ thì chóng đến, chóng đi và chóng tàn, chỉ tạt ngang qua một lúc nào đó. Bè thì vô thưởng vô phạt, có cũng được và không có cũng xong. Bè đôi lúc làm ta thất vọng nhưng nó không làm hại ai cả. Giao du ở bàn tiệc và nhất ở bàn tiệc nhậu, chúng ta dễ kết bạn, bạn bè… vài ly bia ‘một hai ba, dô !’ là có bè để kết : bạn bè. Xong bàn tiệc, mạnh ai nấy đi, hết bạn và xong bè !
Từ ghép của ‘bạn bè’ trong cuộc sống:
- Khi đắc thời mới biết ... AI là BẠN
- Lúc thất thời mới biết ... BẠN là AI
- Trong cuộc vui vẫn coi ... BÈ là BẠN
- Khi hoạn nạn mới biết ... BẠN là BÈ.
Bạn bè cũng như tiền: Có tờ ... thật - Có tờ ... giả - Có tờ ... lành - Có tờ ... rách, chỉ tiếc vì mình không phải là máy soi tiền nên không thể biết được... AI LÀ BẠN và BẠN LÀ AI.
“Bè” cũng hay “đổi bè”, khi thì hát “bè” này, khi thì đổi sang “bè” khác. Tình bè khó mà bền chặt vì thiếu sự hiểu biết và tin cậy. Bè có khi hóa thành bạn, tình bè có khi đổi sang tình bạn nếu chung sống được với nhau lâu dài.
Thường thì bè chỉ là bè. “Có hoạn nạn mới biết bạn, bè”, câu ấy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ sai, và cũng cho thấy một trong những “đức tính” nổi bật của bè: những lúc “bạn” khốn đốn thì “bè” chẳng thấy đâu và thường viện những lý do chính đáng để không phải ra tay nghĩa hiệp với bạn mình. (trích Nguyễn Sinh “Bạn bè là cần thiết nhưng thế nào là BẠN và thế nào là BÈ”, bạn có thể tìm đọc rất nhiều bài viết nói về hai chữ
này trên google)
Vô tình đọc thấy trên internet nói đến ‘thực tế ở đời’ về hai chữ bạn bè, tôi thấy thấm thía và ghi lại đây để bạn đọc cho vui, còn ‘thấm thía’ hay không, tùy bạn.
Nghe thật thấm thía.
Để đem Giáo huấn Xã hội vào và xã hội, bạn không thể ‘dấn thân một mình’ cần có nhiều người có chung ‘lý tưởng’. BẠN cần người để hợp tác, để chia sẻ vui buồn sau khi đã học hỏi, thấm nhuần những chỉ dạy từ ‘các đấng bản quyền’ về Học thuyết Xã hội Công giáo.
Bất cứ đoàn thể nào, đều cần có nhiều người hợp tác, liên kết, hổ tương nhau… đó là lúc chúng ta cần có BẠN. Nhưng có bạn ‘sống cùng’ dài lâu cần đắn đo, suy nghĩ, tìm kiếm…
Cuộc sống, ai cũng mong có bạn. Hạnh phúc khi có được nhiều bạn thân để chia sẻ vui buồn, động viên nhau ‘vượt qua sóng gió’ lúc gặp gian nan thử thách. Quy tụ ‘bạn thân’ thì ít mà quy kết ‘bạn bè’ thì nhiều.
Bạn bè thường được hiểu là từ láy, từ đệm. Bạn bè không phải là từ ghép.
BẠN là người đồng hành, chia sẻ vui buồn và lúc thân thiện, dám ‘sống chết’ cho nhau.
BÈ thì chóng đến, chóng đi và chóng tàn, chỉ tạt ngang qua một lúc nào đó. Bè thì vô thưởng vô phạt, có cũng được và không có cũng xong. Bè đôi lúc làm ta thất vọng nhưng nó không làm hại ai cả. Giao du ở bàn tiệc và nhất ở bàn tiệc nhậu, chúng ta dễ kết bạn, bạn bè… vài ly bia ‘một hai ba, dô !’ là có bè để kết : bạn bè. Xong bàn tiệc, mạnh ai nấy đi, hết bạn và xong bè !
Từ ghép của ‘bạn bè’ trong cuộc sống:
- Khi đắc thời mới biết ... AI là BẠN
- Lúc thất thời mới biết ... BẠN là AI
- Trong cuộc vui vẫn coi ... BÈ là BẠN
- Khi hoạn nạn mới biết ... BẠN là BÈ.
Bạn bè cũng như tiền: Có tờ ... thật - Có tờ ... giả - Có tờ ... lành - Có tờ ... rách, chỉ tiếc vì mình không phải là máy soi tiền nên không thể biết được... AI LÀ BẠN và BẠN LÀ AI.
“Bè” cũng hay “đổi bè”, khi thì hát “bè” này, khi thì đổi sang “bè” khác. Tình bè khó mà bền chặt vì thiếu sự hiểu biết và tin cậy. Bè có khi hóa thành bạn, tình bè có khi đổi sang tình bạn nếu chung sống được với nhau lâu dài.
Thường thì bè chỉ là bè. “Có hoạn nạn mới biết bạn, bè”, câu ấy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ sai, và cũng cho thấy một trong những “đức tính” nổi bật của bè: những lúc “bạn” khốn đốn thì “bè” chẳng thấy đâu và thường viện những lý do chính đáng để không phải ra tay nghĩa hiệp với bạn mình. (trích Nguyễn Sinh “Bạn bè là cần thiết nhưng thế nào là BẠN và thế nào là BÈ”, bạn có thể tìm đọc rất nhiều bài viết nói về hai chữ
Vô tình đọc thấy trên internet nói đến ‘thực tế ở đời’ về hai chữ bạn bè, tôi thấy thấm thía và ghi lại đây để bạn đọc cho vui, còn ‘thấm thía’ hay không, tùy bạn.