Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
685

Khi nhắc về gia đình, Giáo hội xem đó là nơi mỗi thế hệ cùng sống bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng (x. Docat 115). Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chủ nghĩ cá nhân cực đoan thâm nhập vào gia đình, đặc biệt là nơi những người mẹ, khiến họ trở nên ích kỷ, đặt mong muốn và nhu cầu của bản thân lên trên, họ trở thành những bà mẹ độc hại.​


phailamgi_Bạn có đang là một người mẹ độc hại_cv1.jpg
Ảnh: Eutah Mizushima/Unsplash
Liệu bạn có đang là một người mẹ độc hại, hãy cùng xem những đặc điểm dưới đây:
  • Người mẹ độc hại thì luôn muốn kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống của con cái, từ quyết định nhỏ nhất đến những quyết định lớn hơn như ngành nghề, công việc, hay mối quan hệ cá nhân.
  • Người mẹ độc hại thì không bao giờ hoặc rất ít khen ngợi hay ủng hộ con cái, thay vào đó là chỉ trích và phê bình liên tục, khiến con luôn cảm thấy tự ti. Thậm chí, họ còn hạ thấp con mình bằng cách liên tục so sánh chúng với anh chị em, bạn bè, thậm chí là người lạ trên tivi.
  • Người mẹ độc hại thì luôn đặt nhu cầu và mong muốn của bản thân lên hàng đầu, không quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của con cái, không bao giờ cho trẻ có quyền được nói, bày tỏ bản thân. Trong bất cứ cuộc trò chuyện nào cũng chỉ là việc mẹ nói – con nghe.
  • Người mẹ độc hại là bậc thầy thao túng cảm xúc, thường xuyên đóng vai nạn nhân, giúp mẹ kiểm soát hành động và cảm xúc của con mình.
  • Người mẹ độc hại tâm trạng luôn thất thường, khiến trẻ luôn không biết mẹ sẽ phản ứng thế nào trong các hoàn cảnh khác nhau, dẫn đến tình trạng lo lắng, sợ hãi hoặc cảnh giác cao độ.​
phailamgi_Bạn có đang là một người mẹ độc hại_cv2.jpg

Ảnh: Kristina Flour/Unsplash
Những biểu hiện này của những bà mẹ độc hại có tác động rất lớn tới sự phát triển các mối tương quan trong gia đình cũng như ngoài xã hội, thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần cho trẻ.

Khi nói về Gia đình, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội luôn xem đó là nơi mỗi người “được yêu thương vô điều kiện”: đó là một trải nghiệm không thể thay thế trong một gia đình tốt lành. (Docat #115)

Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên khác nhìn nhận, chấp thuận và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì những gì người ấy phải làm gì mới xứng được trân trọng. Để tất cả thành viên cùng cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng. (ibid.)

phailamgi_Bạn có đang là một người mẹ độc hại.jpg
Ảnh: KERA
Đối với những người mẹ, họ bảo bọc đứa con của mình bằng sự dịu dàng và cảm thương sẽ giúp khơi dậy sự tin tưởng nơi con trẻ, đồng thời giúp nó cảm nhận thế giới này là một nơi tốt lành tiếp nhận nó, điều này cho phép nó phát triển lòng tự trọng hầu giúp nó có khả năng gần gũi và biết cảm thông. (Tông huấn Niềm vui yêu thương #175)​

Phải làm gì?​

Docat 115: Gia đình có gì đặc biệt?

Tôi được yêu thương vô điều kiện: đó là trải nghiệm không thể thay thế mà người ta có khi sống trong một gia đình tốt lành. Những thế hệ khác nhau cùng sống bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên còn lại nhìn nhận, chấp thuận, và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì người ấy phải làm gì mới xứng đáng được trân trọng. Mỗi người đều được yêu thương, chỉ vì người đó thuộc về gia đình. Mỗi người không phải là phương tiện để đạt một mục đích nào đó, nhưng là cùng đích nơi chính mình. Do đó, trong gia đình, nền văn hoá sự sống hình thành, mà ngày nay không còn hiển nhiên. Thường thường hiện nay, vấn đề chính lại là một người có thể làm gì, hay có thể đóng góp được gì (ví dụ, tiền bạc). Người ta thường tập trung trước hết và nhiều nhất vào những thứ vật chất. Kiểu suy nghĩ này thách thức các gia đình và thậm chí còn thường phá hoại gia đình.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên