Cách con người chạm tới Thiên Chúa không phải bằng lý trí, nhưng bởi ở con tim

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
25/2/24
Bài viết
5

Đức tin là điều con người không thể diễn giải bằng ngôn từ hằng hữu, nếu muốn giải thích đức tin ta chỉ có thể làm nó bắt đầu từ việc từ đầu đức tin được hình thành ở mỗi người. Chúa cho tôi một đặc ân, không biết mọi người có hay không, đó là sự tranh biện cùng Thiên Chúa. Để nói rõ hơn về đặc ân này, xin được nói rõ hơn về sự phát xuất, bắt nguồn từ đời sống khủng hoảng và ở đó tôi gặp Chúa qua mỗi lần cầu nguyện đầy đau thương.​


phailamgi_Cách con người chạm tới Thiên Chúa không phải bằng lý trí, nhưng bởi ở con tim_cv1.jpg
Ảnh: blog.cancaonova.com

Một họa sỹ có thể dễ dàng vẽ lên hình ảnh hiện lên trong đầu họa sỹ, một văn nhân có thể dễ dàng viết lên những dòng miêu tả về điều ông hướng đến. Tôi không là họa sỹ cũng không là văn nhân để diễn tả điều tôi đã thấy, và đức tin đến với tôi lúc nào tôi không thể hiểu và nhớ nổi, điều duy nhất tôi có thể nhớ là khi lần đầu tiên bước vào giáo đường, thứ chiếm trọn tâm hồn tôi – một đứa trẻ học sinh cấp hai là hình ảnh chịu nạn của Chúa Giê su trên cây thập giá, một hình ảnh đầy gai góc và khốc liệt nhưng chiếm trọng tâm hồn tôi khi ấy về khái niệm tôn thờ một đấng toàn năng.

Qua các thánh lễ và qua các phúc âm, câu truyện cuộc đời Ngôi Hai dần hiện lên trong tôi để giải thích phần nào đó về ý nghĩa cây thập tự. Tôi dần cảm nhiệm nỗi đau xác thịt của một con người bị đóng mình trên thập giá, và bằng con mắt trần tục, tôi cố đặt mình vào địa vị của Chúa Giê su Ki tô. Xâm chiếm tâm trí tôi là những nỗi đau, những sợ hãi, những lo âu phàm trần của con người khi phải đối diện với một thử thách lớn lao như cây thập tự.

phailamgi_Cách con người chạm tới Thiên Chúa không phải bằng lý trí, nhưng bởi ở con tim_cv2.jpg
Ảnh: pixabay.com

Với kiến thức của một người ngoại đạo có các góc nhìn tâm linh của Phật giáo, tôi hình dung cái chết là một cái gì đó nhẹ bẫng, linh hồn rời khỏi xác thân bay tới chốn siêu hình nơi luyện ngục hoặc Thiên Đàng. Nhưng sự hình dung đó là cái chết lành của tuổi già và bệnh tật, nơi con người trút bỏ hơi thở trong sự lim dần đi của yếu đuối và mệt nhoài thân xác, còn với nỗi đau thập tự, nỗi đau vượt quá những liên tưởng mà con người có thể chạm tới lởn vởn trong đầu tôi là điều không thể giải thích về điều Thiêng Thánh của “Ngôi Hai Cứu Chuộc” mà qua mỗi lần cầu nguyện, tiếng Chúa nói với tôi là “Con hãy cứ thử đặt một tay lên thập giá để thấu nỗi đau”. Chúa nói “Phúc cho ai không thấy mà tin” – Tôi không thấy Chúa đấng siêu hình hiện hữu, nhưng đặt trọn vẹn niềm tin nơi Chúa không qua sự hiện hữu, tôi cảm nghiệm Thiên Chúa qua Kinh Thánh và qua đời sống đức tin nơi con cái Chúa, những con người đang vác thập giá giữa đời.

phailamgi_Cách con người chạm tới Thiên Chúa không phải bằng lý trí, nhưng bởi ở con tim_1.jpg
Ảnh: mibiblia.art

Trước khi lãnh nhận phép rửa, tôi được yết kiến đức hồng y Phê rô, khi được giới thiệu sau 16 năm tìm hiểu đạo tôi sắp lãnh nhận bí tích khai tâm, ngài tỏ ra ngạc nhiên và nói với mọi người. “Để người anh em đây mất mười sáu năm mới trở lại đạo là tại những người đạo gốc chưa làm gương.” Tôi khá bất ngờ vì trước khi làm bổn đạo, tôi luôn thần tượng và ước muốn nên thánh như những anh chị em đạo gốc. Càng suy nghĩ câu nói của đức hồng y, tôi càng thấy một vấn đề nội tại nơi mỗi người Ki tô hữu, đó là không phải tự dưng có một tòa giải tội.

Con người đến với tòa giải tội để làm hòa với Thiên Chúa và với mọi người sau những bất phạm của cuộc đời. Phá thai, người Công giáo có phá thai không? Thưa, có. Trộm cắp, người Công giáo có trộm cắp không? Thưa, có. Bất hòa với anh em, thưa rằng ai cũng có. Vô vàn tội lỗi, xét theo tính quy nạp, không phân biệt tôn giáo ai cũng phạm dù rằng những lỗi phạm đó bị lên án. Nhưng ý thức lỗi phạm đó, liệu rằng có mấy ai sẵn lòng ăn năn và chừa cải.

phailamgi_Cách con người chạm tới Thiên Chúa không phải bằng lý trí, nhưng bởi ở con tim_2.jpg
Ảnh: Nova

Triết học hiện sinh, có một nhìn nhận về Ki tô giáo rằng những tín đồ Ki tô nội tại là những con người tội lỗi, nhận định trên có về dìm đi nội tại của những tín đồ Ki tô hướng đến sự thánh thiện, nhưng là nhận định hoàn toàn chính xác. Khi phán xét người đàn bà ngoại tình, có ai đủ thẩm quyền ngoài Thiên Chúa và Đức Mẹ xứng đáng ném viên đá đầu tiên. Những người Ki tô là những con người tội lỗi, những người Phật giáo nếu trong sạch đã không bị chi phối bởi cái họ cho là nghiệp và nhân quả.

Hình ảnh Chúa chịu nạn, là hình ảnh Ngôi Hai cứu chuộc cho nhân loại tội lỗi, hình ảnh đó in sâu vào tâm trí tôi qua đó cho thấy điều tôi ấn tượng ở con người Công giáo không phải ở sự thánh thiện ta hướng đến mà nằm ở ý thức ăn năn đền tội mỗi người nhìn nhận nơi chính bản thân mình. Suy tư, cầu nguyện và trò chuyện với Thiên Chúa, Ngài nói cùng tôi bản chất phàm tục của mỗi người và của chính tôi, qua đó Chúa hướng con người đến với sự nên thánh qua thập giá, Chúa đã vác thập giá của mình và ngài kêu gọi anh em vác thập giá của chính mình để đồng hành với Chúa.

phailamgi_Cách con người chạm tới Thiên Chúa không phải bằng lý trí, nhưng bởi ở con tim_3.jpg
Ảnh: canva

Không là linh mục, tôi không có đủ trình độ thần học sâu xa để diễn tả ý nghĩa biểu tượng thập giá, nhưng ít nhất, trong đức tin, lời Chúa kêu gọi hãy vác thập giá mình hướng tôi tới việc mỗi người cần một lần đền bù tội lỗi như Chúa và cùng Chúa. Như kẻ trộm lành ăn năn thống hối để được Chúa xác tín hồng ân cứu độ. Trở thành người Công giáo không phải để ghi danh mình vào nước Thiên Đàng, nhưng là dấu chỉ hướng con người hướng đến sự sống đời sau. Ở đó, trước ngai tòa Thiên Chúa, con người phải chịu sự phán xét về những tội mà mình đã phạm. Ăn năn đền bù tội lỗi biến con người từng bước trở nên thánh thiện nếu như thực tâm mỗi người chúng ta muốn làm hòa với đấng ta tin là hiện hữu. Amen​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên