Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,098
- Chủ đề Author
- #1
(Đây là cảm nhận của một người lương dân khi đến chơi, chúc tết một gia đình Công giáo đúng vào dịp thứ 4 Lễ Tro)
Tôi là một người lương dân, không theo đạo nào cả. Mùng 5 tết, tôi mới sắp xếp tới thăm nhà và chúc tết một người bạn chơi lâu năm. Thật tình cờ lại trùng đúng vào dịp gia đình họ ăn chay, vì là thứ 4 lễ Tro.
Ảnh: Giáo họ Đông Dần - Giáo xứ Trù Mật
Bước tới ngưỡng cửa của ngôi nhà nhỏ nằm bên trong một xóm đạo, nhìn xa xa là thấy tháp chuông nhà thờ, cảm giác thật yên bình. Hôm nay mới chỉ là mùng 5 tết, đáng lí ra cái dư âm rộn ràng của những ngày đầu năm phải quanh quẩn đâu đây, nhưng thay vào đó lại là một bầu không khí trầm tư, trang nghiêm bao phủ khắp xóm đạo này.
Ngôi nhà nhỏ của bạn tôi ấm áp và đầy sự chân thành. Khắp căn nhà là những bức tranh, ảnh, tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria và một vài thánh mà tôi không rõ, được đặt cách trang trọng, tạo nên một bầu khí trang nghiêm. Ngay cả một người lương như tôi cũng có thể cảm nhiệm sự hiện diện của một Đức Tin mạnh mẽ.
Theo lời chia sẻ của bạn tôi, Lễ Tro là một ngày lễ rất đặc biệt, là dịp để tưởng nhớ lại cuộc khổ nạn khi xưa của Chúa Ki-tô, nhớ về sự hy sinh, tình yêu vô điều kiện mà Ngài dành cho con người. Và cũng là bắt đầu cho một mùa, gọi là mùa Chay.
Nghe tới chữ Chay, đầu tôi liên tưởng ngay tới những thực hành chay của Phật giáo, nhưng sự thực không như những gì tôi nghĩ.
Thoáng nghĩ thôi đã tới giờ cơm, gia đình bạn dọn cơm và mời tôi trải nghiệm bữa cơm chay của người Công giáo. Nhìn vào mâm cơm, tôi khi thấy trên đó là một đĩa đậu hũ rán, trứng rán, một đĩa rau xanh, và đặc biệt là một tô canh cá nấu dưa chua. Tôi sững người vì nghĩ rằng sẽ chẳng có bất cứ loại thịt nào cả. Tôi liền hỏi bạn, bạn mời tôi dùng cơm rồi từ từ giải thích.
Người Công giáo ăn chay không giống như Phật giáo, họ ăn chay như một cách kìm hãm lại những ham muốn trần tục, để hoán cải bản thân trở nên thanh sạch hơn, nên sẽ kiêng các loại động vật có máu nóng như bò, lợn, gà,...còn những động vật máu lạnh như cá, tôm,..thì vẫn được phép ăn. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ, cần phải kết hợp với lời cầu nguyện và làm những việc tốt lành nữa mới trọn vẹn.
Chay của người Công giáo không chỉ ở việc ăn uống, mà còn phải cả trong lời nói, hành động thường ngày với người khác. Hóa ra là như vậy! Tôi đã bắt đầu hiều rõ hơn về ý nghĩa của việc chay trong đời sống Đức tin của người Công giáo.
Sau khi dùng xong bữa cơm, nói chuyện thêm một lúc rồi tôi xin phép ra về. Tôi rời khỏi ngôi nhà, mang theo một trải nghiệm đầy ý nghĩa và sâu sắc. Tôi không chỉ hiểu hơn về Đức tin Công giáo, mà còn cảm nhận được bầu không khí linh thiêng, nhận được sự tiếp đón nồng hậu, không kể lương hay giáo.
Xin biết ơn!
Tôi là một người lương dân, không theo đạo nào cả. Mùng 5 tết, tôi mới sắp xếp tới thăm nhà và chúc tết một người bạn chơi lâu năm. Thật tình cờ lại trùng đúng vào dịp gia đình họ ăn chay, vì là thứ 4 lễ Tro.
Ảnh: Giáo họ Đông Dần - Giáo xứ Trù Mật
Bước tới ngưỡng cửa của ngôi nhà nhỏ nằm bên trong một xóm đạo, nhìn xa xa là thấy tháp chuông nhà thờ, cảm giác thật yên bình. Hôm nay mới chỉ là mùng 5 tết, đáng lí ra cái dư âm rộn ràng của những ngày đầu năm phải quanh quẩn đâu đây, nhưng thay vào đó lại là một bầu không khí trầm tư, trang nghiêm bao phủ khắp xóm đạo này.
Ngôi nhà nhỏ của bạn tôi ấm áp và đầy sự chân thành. Khắp căn nhà là những bức tranh, ảnh, tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria và một vài thánh mà tôi không rõ, được đặt cách trang trọng, tạo nên một bầu khí trang nghiêm. Ngay cả một người lương như tôi cũng có thể cảm nhiệm sự hiện diện của một Đức Tin mạnh mẽ.
Theo lời chia sẻ của bạn tôi, Lễ Tro là một ngày lễ rất đặc biệt, là dịp để tưởng nhớ lại cuộc khổ nạn khi xưa của Chúa Ki-tô, nhớ về sự hy sinh, tình yêu vô điều kiện mà Ngài dành cho con người. Và cũng là bắt đầu cho một mùa, gọi là mùa Chay.
Nghe tới chữ Chay, đầu tôi liên tưởng ngay tới những thực hành chay của Phật giáo, nhưng sự thực không như những gì tôi nghĩ.
Thoáng nghĩ thôi đã tới giờ cơm, gia đình bạn dọn cơm và mời tôi trải nghiệm bữa cơm chay của người Công giáo. Nhìn vào mâm cơm, tôi khi thấy trên đó là một đĩa đậu hũ rán, trứng rán, một đĩa rau xanh, và đặc biệt là một tô canh cá nấu dưa chua. Tôi sững người vì nghĩ rằng sẽ chẳng có bất cứ loại thịt nào cả. Tôi liền hỏi bạn, bạn mời tôi dùng cơm rồi từ từ giải thích.
Người Công giáo ăn chay không giống như Phật giáo, họ ăn chay như một cách kìm hãm lại những ham muốn trần tục, để hoán cải bản thân trở nên thanh sạch hơn, nên sẽ kiêng các loại động vật có máu nóng như bò, lợn, gà,...còn những động vật máu lạnh như cá, tôm,..thì vẫn được phép ăn. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ, cần phải kết hợp với lời cầu nguyện và làm những việc tốt lành nữa mới trọn vẹn.
Chay của người Công giáo không chỉ ở việc ăn uống, mà còn phải cả trong lời nói, hành động thường ngày với người khác. Hóa ra là như vậy! Tôi đã bắt đầu hiều rõ hơn về ý nghĩa của việc chay trong đời sống Đức tin của người Công giáo.
Sau khi dùng xong bữa cơm, nói chuyện thêm một lúc rồi tôi xin phép ra về. Tôi rời khỏi ngôi nhà, mang theo một trải nghiệm đầy ý nghĩa và sâu sắc. Tôi không chỉ hiểu hơn về Đức tin Công giáo, mà còn cảm nhận được bầu không khí linh thiêng, nhận được sự tiếp đón nồng hậu, không kể lương hay giáo.
Xin biết ơn!