Tích cực
Tham gia
29/12/23
Bài viết
191

Người Kitô hữu chắc chắn không xem thường cuộc sống.​


phailamgi_Chứng tá Đức Tin_cv1.jpg
Bức họa cuộc tử đạo của cha Augustin Schoeffler Đông, ngày 01-05-1851 tại Sơn Tây. Ảnh: Sokien.org
Khi ở trong lao tù, tôi thường hồi tưởng những ngày tháng hạnh phúc trong sứ vụ mục tử của mình, với vai trò linh mục và giám mục. Tôi nhớ đến các tín hữu Công giáo trong các giáo phận nơi tôi đã từng phục vụ, nhớ đến các anh em linh mục, bạn bè và gia đình tôi. Thật là niềm vui khôn tả nếu được gặp lại họ! Thế nhưng, đức tin của tôi không thể bị đem ra mặc cả. Nó không thể bị từ bỏ với bất cứ giá nào, kể cả cái giá của một cuộc sống hạnh phúc và bình yên. Tôi dường như hiểu thêm rằng tử đạo không đặt ra bất kỳ giới hạn nào cho tình yêu dành cho Chúa, ngay cả giới hạn tự nhiên nhất là cứu lấy bản thân, mạng sống, hay hạnh phúc của mình.

Trong những giây phút ấy, tôi thường nghĩ đến biết bao Kitô hữu đang bị cầm tù, đau khổ, lưu đày. Tôi nghĩ đến những ai đang chịu đựng những nỗi đau lớn lao. Tôi nhớ đến lời Thư gửi tín hữu Do Thái: "Trong cuộc chiến chống tội lỗi, anh em chưa phải chống cự đến mức đổ máu." Tôi cảm nhận mình được hòa cùng sự hiệp thông với biết bao chứng nhân đức tin. Tôi nghĩ về những cuộc bách hại, những cái chết, và những lần tử đạo đã xảy ra suốt 350 năm lịch sử Việt Nam, nơi Giáo Hội đã được ban tặng vô số các vị tử đạo vô danh, lên đến con số khoảng 150.000.

phailamgi_Chứng tá Đức Tin_cv2.jpg
Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Jean-Louis Bonnard Hương, ngày 01-05-1852 tại Vĩnh Trị. Ảnh: Sokien.org
Tôi tin rằng ơn gọi linh mục của mình một cách huyền nhiệm nhưng rõ ràng được gắn bó với máu của những vị tử đạo — những người đã ngã xuống trong thế kỷ trước khi loan báo Tin Mừng và vẫn trung thành với sự hiệp nhất của Giáo Hội, bất chấp mọi đe dọa của cái chết và bạo lực. Tôi tin rằng lòng trung kiên của Giáo Hội Việt Nam được giải thích nhờ dòng máu của các vị tử đạo ấy. Các ơn gọi linh mục và tu sĩ làm phong phú Giáo Hội tại Việt Nam được sinh ra từ ân sủng của những thử thách. Các vị tử đạo đã dạy chúng ta biết nói lời “vâng” — một lời “vâng” không điều kiện, không giới hạn, với tình yêu của Chúa. Đồng thời, các ngài cũng dạy chúng ta biết nói lời “không” — “không” với những lời tâng bốc, những thỏa hiệp, những bất công — ngay cả khi điều đó có thể giúp bảo toàn mạng sống hay mang lại chút bình yên.

Đó là một gia sản thiêng liêng, nhưng là một gia sản cần được đón nhận. Gia sản của các vị tử đạo không phải là biểu hiện của sự anh hùng, mà là của lòng trung tín. Và lòng trung tín ấy được tôi luyện bằng cách hướng ánh nhìn về Chúa Giêsu, Đấng là mẫu gương của đời sống Kitô hữu, là mẫu gương của mọi chứng nhân và của mọi vị tử đạo.​

 

Từ tình trạng giao thông ...

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên