- Chủ đề Author
- #1
Ngày 24/9/2006, tin Đức cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, Giám mục Chính tòa Giáo phận Bắc Ninh, qua đời tại bệnh viện Providence Portland Medical Center, bang Oregon, Hoa Kỳ, thọ 61 tuổi, đã gây xúc động nhiều người. Ngay sau thánh lễ an táng của ngài ngày 4/10/2006, bản di chúc của ngài đã được công bố rộng khắp trên các nền tảng mạng xã hội, làm cho nhiều người thêm tiếc thương và kính trọng vị Giám mục luôn hết tình vì Hội thánh, vì trách nhiệm mục tử và vì đàn chiên.
Ảnh: hdgmvietnam.com
Vài hàng tiểu sử
Đức cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến sinh ngày 20/9/1945, tại làng Đại lãm, thôn Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang.
Tháng 8 năm 1957, 12 tuổi, ngài nhập Tiểu chủng viện Gioan Hà Nội. Năm 1960, Tiểu chủng viện bị giải tán, ngài trở về quê tiếp tục học văn hóa, nuôi chí hướng tu trì, chăm chỉ làm việc, sống cuộc sống bình dị dưới lũy tre làng, bên gia đình và chòm xóm mến thương.
Năm 1964, ngài tốt nghiệp Trung học. Sau đó là những năm tháng đầy khó khăn, Thầy phải vừa lao động một nắng hai sương trên đồng ruộng, vừa tiếp tục thầm lặng học hàm thụ Thần học với Đức cha Phao-lô Phạm Đình Tụng.
Ngày 16/9/1974, tại "căn phòng U8" huyền thoại, Thầy cùng với 6 Thầy khác được Đức cha Phaolô truyền chức linh mục. May mắn hơn các tân chức khác không phải đi tù, nhưng phải đến năm 1980, ngài mới được công khai làm mục vụ.
Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Cha Giu-se Nguyễn Quang Tuyến đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Phó giáo phận Bắc Ninh và được chính thức tấn phong ngày 25/1/1989. Ngài chọn Khẩu hiệu Giám mục “Xin cho mọi người nên một” (Ga 17,20).
Ngày 23/4/1994, Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Hà Nội. Vì thế, Đức cha Giuse lên kế vị và trở thành Giám mục chính tòa thứ 2 của giáo phận Bắc Ninh.
Tháng 8 năm 1957, 12 tuổi, ngài nhập Tiểu chủng viện Gioan Hà Nội. Năm 1960, Tiểu chủng viện bị giải tán, ngài trở về quê tiếp tục học văn hóa, nuôi chí hướng tu trì, chăm chỉ làm việc, sống cuộc sống bình dị dưới lũy tre làng, bên gia đình và chòm xóm mến thương.
Năm 1964, ngài tốt nghiệp Trung học. Sau đó là những năm tháng đầy khó khăn, Thầy phải vừa lao động một nắng hai sương trên đồng ruộng, vừa tiếp tục thầm lặng học hàm thụ Thần học với Đức cha Phao-lô Phạm Đình Tụng.
Ngày 16/9/1974, tại "căn phòng U8" huyền thoại, Thầy cùng với 6 Thầy khác được Đức cha Phaolô truyền chức linh mục. May mắn hơn các tân chức khác không phải đi tù, nhưng phải đến năm 1980, ngài mới được công khai làm mục vụ.
Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Cha Giu-se Nguyễn Quang Tuyến đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Phó giáo phận Bắc Ninh và được chính thức tấn phong ngày 25/1/1989. Ngài chọn Khẩu hiệu Giám mục “Xin cho mọi người nên một” (Ga 17,20).
Ngày 23/4/1994, Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Hà Nội. Vì thế, Đức cha Giuse lên kế vị và trở thành Giám mục chính tòa thứ 2 của giáo phận Bắc Ninh.
Ảnh: hdgmvietnam.com
Những tâm sự cuối đời
Trong suốt 17 năm trên cương vị giám mục, trong đó có 12 năm làm Giám mục chính tòa Bắc Ninh, bất chấp những khó khăn cấm cách, Đức cố Giám mục Giuse đã rong ruổi khắp các nẻo đường của Giáo phận Bắc Ninh, đã gặp gỡ mọi hạng người, đã xây dựng kiến thiết biết bao công trình vật chất cũng như tinh thần… để rồi cuối cùng, ngài dường như kiệt sức và bệnh tật đã quật ngã ngài.
Những ngày chữa bệnh ở Hoa Kỳ, biết mình sắp ra đi, trong hoàn cảnh ly biệt, đau xót "trông về quê mẹ ruột đau chín chiều", ngài đã bộc bạch những tâm sự cháy bỏng một tình cảm sâu nặng, nồng nàn tha thiết gắn bó với quê hương, với giáo phận, với người mẹ già yếu dấu và mong mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cùng hiệp nhất chung tay xây dựng Hội thánh.
Ngài bộc bạch, như khúc hát câu ca quan họ: "người ơi, người ở đừng về", có một tình cảm thiêng liêng, một nỗi nhớ da diết muốn kéo ngài lại.
Ngài nhớ giáo phận, nhớ nhà thờ chính tòa, nhớ những bữa cơm thanh đạm chan chứa ân tình… nhớ những câu ca quan họ, những địa danh, những di tích lịch sử văn hóa đặc trưng của vùng Kinh Bắc… nhớ từng con người, nhớ mẹ già, nhớ những nông dân chất phác chân lấm tay bùn mà tâm hồn trong sáng như pha lê, nắng sớm mưa chiều vẫn dãi dầu sương gió để gia đình và người đời có được những bát cơm ngon… Những nỗi nhớ ấy, dù tiếc nuối, nhưng ngài "xin vâng!"
Những ngày chữa bệnh ở Hoa Kỳ, biết mình sắp ra đi, trong hoàn cảnh ly biệt, đau xót "trông về quê mẹ ruột đau chín chiều", ngài đã bộc bạch những tâm sự cháy bỏng một tình cảm sâu nặng, nồng nàn tha thiết gắn bó với quê hương, với giáo phận, với người mẹ già yếu dấu và mong mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cùng hiệp nhất chung tay xây dựng Hội thánh.
Ngài bộc bạch, như khúc hát câu ca quan họ: "người ơi, người ở đừng về", có một tình cảm thiêng liêng, một nỗi nhớ da diết muốn kéo ngài lại.
Ngài nhớ giáo phận, nhớ nhà thờ chính tòa, nhớ những bữa cơm thanh đạm chan chứa ân tình… nhớ những câu ca quan họ, những địa danh, những di tích lịch sử văn hóa đặc trưng của vùng Kinh Bắc… nhớ từng con người, nhớ mẹ già, nhớ những nông dân chất phác chân lấm tay bùn mà tâm hồn trong sáng như pha lê, nắng sớm mưa chiều vẫn dãi dầu sương gió để gia đình và người đời có được những bát cơm ngon… Những nỗi nhớ ấy, dù tiếc nuối, nhưng ngài "xin vâng!"
Ảnh: hdgmvietnam.com
Vì thế, trước giờ li biệt, ngài gửi về quê nhà, cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Bắc Ninh những tâm sự tận đáy lòng, cũng là lời trăng trối cuối cùng của một người cha với đoàn con trước lúc đi xa. Những lời gửi gắm ấy thật đáng quý, không chỉ cho con cái Chúa giáo phận Bắc Ninh mà còn cho mọi tín hữu Việt Nam hôm nay.
Với các giáo hữu, ngài xin mỗi người mỗi gia đình hãy siêng năng đến với Chúa mỗi ngày, bằng cách "siêng năng đọc kinh ở nhà thờ cũng như ở gia đình để đời sống được thánh hoá… đều đặn tham dự thánh lễ Chúa nhật khi có thể được, và về giáo phận vào các dịp lễ lớn… siêng năng lần hạt Mân côi, tham gia các Hội đoàn, Thiếu nhi Thánh thế..v..v.."
Với Ban hành giáo, cánh tay nối dài của cha xứ, ngài xin họ hãy "vì Chúa, vì xứ họ… cố gắng gìn giữ tinh thần hiệp nhất trong các xứ họ, đừng để tinh thần thế gian, óc bè phái, tính ham danh làm đoàn chiên Chúa phải thiệt thòi..v..v.."
Với giới trẻ, ngài xin các bạn trẻ "xây dựng được đời sống đạo đức vững chắc, dựa trên nền tảng cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, tôn sùng và yêu mến nhiệm tích Thánh Thể… can đảm xây dựng nếp sống luân lý lành mạnh, dựa trên nền tảng thực hành các nhân đức Kitô giáo, đề kháng lại nếp sống tiêu cực, rượu chè, cờ bạc, trai gái, thuốc sái..v..v.."
Với các giáo hữu, ngài xin mỗi người mỗi gia đình hãy siêng năng đến với Chúa mỗi ngày, bằng cách "siêng năng đọc kinh ở nhà thờ cũng như ở gia đình để đời sống được thánh hoá… đều đặn tham dự thánh lễ Chúa nhật khi có thể được, và về giáo phận vào các dịp lễ lớn… siêng năng lần hạt Mân côi, tham gia các Hội đoàn, Thiếu nhi Thánh thế..v..v.."
Với Ban hành giáo, cánh tay nối dài của cha xứ, ngài xin họ hãy "vì Chúa, vì xứ họ… cố gắng gìn giữ tinh thần hiệp nhất trong các xứ họ, đừng để tinh thần thế gian, óc bè phái, tính ham danh làm đoàn chiên Chúa phải thiệt thòi..v..v.."
Với giới trẻ, ngài xin các bạn trẻ "xây dựng được đời sống đạo đức vững chắc, dựa trên nền tảng cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, tôn sùng và yêu mến nhiệm tích Thánh Thể… can đảm xây dựng nếp sống luân lý lành mạnh, dựa trên nền tảng thực hành các nhân đức Kitô giáo, đề kháng lại nếp sống tiêu cực, rượu chè, cờ bạc, trai gái, thuốc sái..v..v.."
Ảnh: hdgmvietnam.com
Với các Chủng sinh, Dự tu, ngài nhắc lại những điều ngài canh cánh trong lòng và khuyên các Chủng sinh, Dự tu "phải đặt Chúa trên hết mọi sự và phải yêu thương hết thảy mọi người."
Với các linh mục, ngài xin các anh em linh mục của ngài hãy "đoàn kết và vác đỡ thánh giá cho nhau". Về phương diện mục vụ, cần phải có kế hoạch dài hơi, 5 năm, 10 năm, chứ không làm tùy hứng, được chăng hay chớ! Cần phải "giữ vững tinh thần hiệp nhất trong các xứ họ, đừng để những chia rẽ làm đoàn chiên suy yếu hay tan rã." Muốn được vậy, phải sống khó nghèo, khiêm nhường.
Với người mẹ già đang héo hắt chờ con nơi quê nhà, tim ngài như thắt lại, vừa yếu đuối, vừa mạnh mẽ, ngài xác tín:
"Giờ đây mẹ có thể yên tâm về đứa con nhỏ bé của mẹ. Không bao giờ con ốm đau nữa, không bao giờ con làm mẹ phải lo lắng hay buồn phiền nữa, và nhất là không bao giờ con chết nữa. Ở bên Chúa, con thật gần mẹ. Ngày nào Chúa gọi mẹ về với Chúa, ông cố và con sẽ ra tận cửa thiên đàng đón mẹ. Từ nay con không còn phải lội ruộng lúc trời rét cắt da để bữa cơm gia đình có thêm được ít con cá nhỏ nữa. Từ nay con không còn phải thức đêm đi lấy nước vào ruộng để khỏi phải tranh dành với người khác nữa. Từ nay con không còn phải ăn cơm nắm muối vừng đạp xe 3 ngày đi 3 ngày về để thăm chú con ở Yên Bái nữa. Mẹ ạ, thánh Phaolô dạy là phải “vui với người vui, khóc với kẻ khóc”, nay thuyền con đã đến được bến mà cả mẹ cũng như con mong chờ, nên mẹ đừng buồn, nhưng phải vui lên, chờ ngày gia đình mình đoàn tụ đầy đủ bên Chúa, và “ở bên Người hoan lạc sẽ chẳng hề vơi”. (hết trích)
Với các linh mục, ngài xin các anh em linh mục của ngài hãy "đoàn kết và vác đỡ thánh giá cho nhau". Về phương diện mục vụ, cần phải có kế hoạch dài hơi, 5 năm, 10 năm, chứ không làm tùy hứng, được chăng hay chớ! Cần phải "giữ vững tinh thần hiệp nhất trong các xứ họ, đừng để những chia rẽ làm đoàn chiên suy yếu hay tan rã." Muốn được vậy, phải sống khó nghèo, khiêm nhường.
Với người mẹ già đang héo hắt chờ con nơi quê nhà, tim ngài như thắt lại, vừa yếu đuối, vừa mạnh mẽ, ngài xác tín:
"Giờ đây mẹ có thể yên tâm về đứa con nhỏ bé của mẹ. Không bao giờ con ốm đau nữa, không bao giờ con làm mẹ phải lo lắng hay buồn phiền nữa, và nhất là không bao giờ con chết nữa. Ở bên Chúa, con thật gần mẹ. Ngày nào Chúa gọi mẹ về với Chúa, ông cố và con sẽ ra tận cửa thiên đàng đón mẹ. Từ nay con không còn phải lội ruộng lúc trời rét cắt da để bữa cơm gia đình có thêm được ít con cá nhỏ nữa. Từ nay con không còn phải thức đêm đi lấy nước vào ruộng để khỏi phải tranh dành với người khác nữa. Từ nay con không còn phải ăn cơm nắm muối vừng đạp xe 3 ngày đi 3 ngày về để thăm chú con ở Yên Bái nữa. Mẹ ạ, thánh Phaolô dạy là phải “vui với người vui, khóc với kẻ khóc”, nay thuyền con đã đến được bến mà cả mẹ cũng như con mong chờ, nên mẹ đừng buồn, nhưng phải vui lên, chờ ngày gia đình mình đoàn tụ đầy đủ bên Chúa, và “ở bên Người hoan lạc sẽ chẳng hề vơi”. (hết trích)
Các Đức Giám mục dâng Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến. Ảnh: giaophanbacninh.org
Cuối cùng, sau những lời tâm sự với người cha tinh thần là Đức Cha Phaolô Phạm Đình Tụng, như trút nhẹ cả nỗi lòng, cùng với tâm nguyện: “Tôi nguyện làm viên gạch dưới tầng sâu/ Làm chất đốt cho cuộc đời ấm lửa/ Làm phân bón cho cây đời tươi nhựa/ Trĩu quả vàng bát ngát những mùa sau,” vị mục tử đã hy sinh hết mình vì đoàn chiên, đã hát dâng Chúa bài kinh ca quan họ của giáo phận để tạ ơn Người và mỉm cười đi về cõi bất diệt:
"Ðược bên Chúa vui nào sánh bằng
Trong tiếng hát rộn ràng
Nay xin kính dâng lên Chúa
Chúng con ca hát đón chào ngày vui…
Vang tiếng đàn đang ngập tràn trong tiệc cưới
Cùng hân hoan với Người
Bao nỗi vui thay
Nay đã thoả lòng con…"
Bà con giáo dân thương tiếc trước sự ra đi của Đức giám mục Giuse. Ảnh: giaophanbacninh.org
Hôm nay, nhân kỷ niệm 18 năm ngài dâng thánh lễ cuối cùng với cộng đoàn con cái Giáo phận Bắc Ninh (4/10/2006) trước khi gửi thân xác vào lòng đất Mẹ Kinh Bắc, xin thắp nén hương nguyện cầu, ở bên Chúa, xin Đức cha kể cho Chúa câu chuyện Giáo hội Việt Nam hôm nay.