- Chủ đề Author
- #1
Chiều ngày 28/4, Phòng Báo chí của Tòa thánh đã ra thông cáo, ngày 7/5/2025, 133 hồng y cử tri sẽ chính thức bước vào Mật nghị bầu vị tân giáo hoàng. Trong khi, theo các quy định hiện hành, số hồng y cử tri không được vượt quá 120.
Một câu hỏi được đặt ra, con số 120 hồng y cử tri có phải là một quy định bắt buộc hay chỉ đơn thuần là một hướng dẫn linh hoạt?
Các hồng y trong tang lễ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ảnh: Bénédicte Cedergren/EWTN News
Việc qui định số các hồng y cử tri theo thời gian
Cần biết, cách thức chọn Giáo hoàng đã thay đổi rất nhiều qua hơn 2.000 năm — và trong phần lớn thời gian đó, không hề có vai trò của các hồng y.
Mãi tới thế kỷ 11, mật nghị bầu giáo hoàng mới được thiết lập, nhưng con số các hồng y không cố định.
Vào thế kỷ 16, lần đầu tiên, Hồng y đoàn được nâng lên con số cố định là 70 thành viên. Tuy nhiên, về mặt thực tế, không phải lúc nào số thành viên cũng đủ túc số 70 như luật định. Con số 70 này được duy trì mãi cho tới năm 1975.
Năm 1975, thánh giáo hoàng Phaolô VI đã ban hành Tông hiến Romano Pontifici Eligendo (1975) lần đầu tiên qui định số hồng y cử tri không được vượt quá 120 và qui định này được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tiếp tục duy trì trong Tông hiến Universi Dominici Gregis (1996).
Mãi tới thế kỷ 11, mật nghị bầu giáo hoàng mới được thiết lập, nhưng con số các hồng y không cố định.
Vào thế kỷ 16, lần đầu tiên, Hồng y đoàn được nâng lên con số cố định là 70 thành viên. Tuy nhiên, về mặt thực tế, không phải lúc nào số thành viên cũng đủ túc số 70 như luật định. Con số 70 này được duy trì mãi cho tới năm 1975.
Năm 1975, thánh giáo hoàng Phaolô VI đã ban hành Tông hiến Romano Pontifici Eligendo (1975) lần đầu tiên qui định số hồng y cử tri không được vượt quá 120 và qui định này được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tiếp tục duy trì trong Tông hiến Universi Dominici Gregis (1996).
Một con số tham khảo, không bó buộc
Điều trước tiên cần ghi nhận, cả hai văn bản có tính pháp lý trên đây đều do các giáo hoàng ban hành và con số 120 là giới hạn do các giáo hoàng tự đặt ra, không phải là luật Thiên Chúa hay điều gì có tính bắt buộc tuyệt đối. Đó chỉ là quy định của Giáo hoàng Phaolô VI và được các giáo hoàng sau đó giữ lại cho tới nay.
Hơn nữa, theo luật, các Giáo Hoàng có quyền tối cao và tuyệt đối, không bị ràng buộc bởi các quy định do chính ngài hoặc các vị tiền nhiệm đặt ra. Điều này có nghĩa là, mặc dù con số 120 được đặt ra “như thể một điều buộc”, nhưng các Đức Giáo Hoàng vẫn có quyền tự do thay đổi qui định này và có quyền bổ nhiệm thêm hồng y vượt qua con số 120 nếu ngài muốn, nhất là nếu việc bổ nhiệm này cần thiết cho Giáo Hội.
Thực tế, các Giáo Hoàng hiện đại như Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Phanxicô đã nhiều lần bổ nhiệm số lượng hồng y cử tri luôn vượt quá con số 120. Việc làm này, dĩ nhiên không những không vi phạm luật, mà còn giúp bảo đảm số cử tri ổn định cho mật nghị tương lai có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đây thực sự là một chọn lựa mang tính chiến lược và linh hoạt.
Ngoài ra, cần biết rằng, mặc dù có giới hạn 120 hồng y, nhưng Giáo luật và các văn bản luật hiện hành, không có bất cứ qui định nào loại bỏ bất cứ hồng y nào đủ điều kiện khỏi quyền tham gia bầu cử chỉ vì số lượng hồng y cử tri đã vượt con số 120. (x. GL, # 353) Trái lại, mỗi hồng y đã được công khai tấn phong hồng y đều có quyền tham gia vào công việc của Giáo Hội, đặc biệt là quyền bầu chọn Giáo Hoàng, cho dù họ có quá 120 hay không.
Hơn nữa, theo luật, các Giáo Hoàng có quyền tối cao và tuyệt đối, không bị ràng buộc bởi các quy định do chính ngài hoặc các vị tiền nhiệm đặt ra. Điều này có nghĩa là, mặc dù con số 120 được đặt ra “như thể một điều buộc”, nhưng các Đức Giáo Hoàng vẫn có quyền tự do thay đổi qui định này và có quyền bổ nhiệm thêm hồng y vượt qua con số 120 nếu ngài muốn, nhất là nếu việc bổ nhiệm này cần thiết cho Giáo Hội.
Thực tế, các Giáo Hoàng hiện đại như Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Phanxicô đã nhiều lần bổ nhiệm số lượng hồng y cử tri luôn vượt quá con số 120. Việc làm này, dĩ nhiên không những không vi phạm luật, mà còn giúp bảo đảm số cử tri ổn định cho mật nghị tương lai có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đây thực sự là một chọn lựa mang tính chiến lược và linh hoạt.
Ngoài ra, cần biết rằng, mặc dù có giới hạn 120 hồng y, nhưng Giáo luật và các văn bản luật hiện hành, không có bất cứ qui định nào loại bỏ bất cứ hồng y nào đủ điều kiện khỏi quyền tham gia bầu cử chỉ vì số lượng hồng y cử tri đã vượt con số 120. (x. GL, # 353) Trái lại, mỗi hồng y đã được công khai tấn phong hồng y đều có quyền tham gia vào công việc của Giáo Hội, đặc biệt là quyền bầu chọn Giáo Hoàng, cho dù họ có quá 120 hay không.
Nhóm họp các hồng y trước mật nghị ngày 28/4/2025. Ảnh: Vatican Media
Tóm lại
Con số 120 hồng y cử tri không phải là một quy định bất khả xâm phạm mà là một hướng dẫn, phản ánh sự linh hoạt và quyền tối cao của Giáo Hoàng trong việc điều chỉnh các yếu tố cấu thành Hồng y đoàn.
Hơn nữa, việc qui định số 120 hồng y ngay từ đầu chỉ đơn giản là một lựa chọn chiến lược. Vì thế, số lượng hồng y nếu có vượt quá cũng không làm thay đổi bản chất của quy trình bầu cử Giáo Hoàng.
Hơn nữa, việc qui định số 120 hồng y ngay từ đầu chỉ đơn giản là một lựa chọn chiến lược. Vì thế, số lượng hồng y nếu có vượt quá cũng không làm thay đổi bản chất của quy trình bầu cử Giáo Hoàng.
- Nguồn tham khảo: pillarcatholic.com
Cùng chủ đề