Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,082
- Chủ đề Author
- #1
Trong các văn kiện chính thức của Tòa Thánh, từ sắc chỉ cổ truyền đến các tông huấn hiện đại, tên của các giáo hoàng thường được ký với hai chữ “PP.” – như “Franciscus PP.” hay “Ioannes Paulus II PP.”. Kí tự "PP." này có gì đặc biệt?
Theo Aleteia, trái với suy đoán phổ biến, “PP.” không phải là viết tắt của “Papa Pontifex” hay “Pater Patrum”. Theo truyền thống Tòa Thánh, đây là viết tắt của cụm từ La-tinh "Pastor Pastorum", nghĩa là “Mục tử của các mục tử”, nó lên vai trò phục vụ của Đức Giáo hoàng với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô.
Theo Giáo lý Hội Thánh Công giáo, “Đức Giáo hoàng, Giám mục Rôma và là người kế vị Thánh Phêrô, là nguyên lý và nền tảng trường tồn và hữu hình của sự hiệp nhất giữa các giám mục cũng như toàn thể các tín hữu” (#882).
Nguồn gốc của chữ viết tắt “PP.” có thể được truy về thời kỳ đầu Trung cổ, khi các viên chức La Mã ký tên bằng cách rút gọn chức danh của họ. Các giáo hoàng sớm áp dụng quy ước tương tự, nhưng thay vì nhấn mạnh địa vị chính trị, họ chọn một danh xưng thể hiện vai trò thiêng liêng.
Cụm từ “Pastor Pastorum” nhắc lại lời Chúa Giêsu phán với Thánh Phêrô: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21,17). Mỗi giám mục là mục tử của giáo phận mình, nhưng Đức Giáo hoàng có trách nhiệm hướng dẫn toàn thể hàng giám mục như người anh em và người phục vụ. Việc sử dụng “PP.” có ý nói vị giáo hoàng là người mục tử giữa các mục tử, không đứng trên, nhưng đồng hành và chăm sóc họ. Và lãnh đạo trong Hội Thánh là phục vụ, là yêu thương, là dấn thân vì đoàn chiên.
Chữ ký “PP.” còn được khắc trên các con dấu, huy hiệu, tranh khảm và các công trình kiến trúc tôn giáo thời Trung cổ.
- Ảnh trong bài: Tgpsaigon.net