- Chủ đề Author
- #1
Ngày 21/1/1988, Giáo hội Việt Nam đau buồn trước cái chết đầy ẩn khuất của vị mục tử nhân dũng, luôn hòa đồng, vui vẻ: Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Ngài là vị Giám mục đứng thứ 6 trong danh sách các Đức Giám mục Việt Nam kể từ vị Giám mục Việt Nam tiên khởi J.B. Nguyễn Bá Tòng được chịu chức Giám mục năm 1933 và là một trong số ít các vị Giám mục tại Việt Nam được Giáo hội ủy thác coi sóc 3 giáo phận: Bùi Chu, Qui Nhơn và Đà Nẵng.
Vài hàng tiểu sử
Đức Giám mục Phêrô Phạm Ngọc Chi sinh ngày 14/5/1909 tại Tôn Ðạo, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt Nam.
Năm 1920, ngài được Cha Pléneau Kim (MEP) chính xứ Tôn Ðạo gửi vào học tại trường Ba Làng (Thanh Hóa). Năm 1921, ngài về học tiểu chủng viện Phúc Nhạc, Yên Khánh, Ninh Bình.
Năm 1927, mãn tiểu chủng viện, ngài được Ðức Cha Marcou Thành chọn đi tu học tại Trường Ðại Học Truyền Giáo Rôma.
Ngày 23/12/1933, ngài được thụ phong Linh Mục và sau đó, tiếp tục ở nội trú tại trường cũ, theo học tại Ðại Học Apollinaire và đã tốt nghiệp các văn bằng Tiến Sĩ Triết Học, cử nhân Thần Học và cử nhân Giáo Luật. Sau khi lấy các văn bằng trên, ngài còn qua Pháp theo học Luật Khoa tại Ðại Học Paris.
Năm 1936, ngài trở về nước và được Đức cha Tađêô Lê Hữu Từ cắt đặt vào nhiều chức vụ quan trong tại giáo phận Phát Diệm, như: Chánh Án Tòa án Hôn Phối Ðịa Phận (1946 - 1950); cố vấn tin cẩn của Ðức Cha Lê Hữu Từ trong các vấn đề Luật Pháp và chính trị (từ 1945-1950); Giám đốc Đại chủng viện Phát Diệm (1947-1950)...
Ngày 3 tháng 2 năm 1950, Giáo hoàng Piô XII bổ nhiệm ngài làm Giám mục hiệu tòa Sozopolis và Đại diện Tông tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Bùi Chu. Ngài được thụ phong Giám mục ngày 4/8/1950.
Năm 1954, Đất nước chia đôi. Do lập trường cứng rắn với Việt Minh và cả Pháp, cùng với việc thành lập khu tự vệ Phát Diệm – Bùi Chu trước đó, vì sự nhạy cảm chính trị, Đức cha Phêrô Maria đã cùng đoàn con cái Giáo phận di cư vào Nam.
Ngày 5/7/1957, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Ðịa Phận Qui Nhơn và ngày 24/11/1960 trở thành Giám Mục Chính Tòa Qui Nhơn.
Ngày 18/1/1963, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII ký sắc lệnh tách Ðà nẵng ra khỏi Giáo Phận Qui Nhơn và đặt ngài làm Giám Mục tiên khởi cho Ðịa Phận mới Đà Nẵng.
Năm 1920, ngài được Cha Pléneau Kim (MEP) chính xứ Tôn Ðạo gửi vào học tại trường Ba Làng (Thanh Hóa). Năm 1921, ngài về học tiểu chủng viện Phúc Nhạc, Yên Khánh, Ninh Bình.
Năm 1927, mãn tiểu chủng viện, ngài được Ðức Cha Marcou Thành chọn đi tu học tại Trường Ðại Học Truyền Giáo Rôma.
Ngày 23/12/1933, ngài được thụ phong Linh Mục và sau đó, tiếp tục ở nội trú tại trường cũ, theo học tại Ðại Học Apollinaire và đã tốt nghiệp các văn bằng Tiến Sĩ Triết Học, cử nhân Thần Học và cử nhân Giáo Luật. Sau khi lấy các văn bằng trên, ngài còn qua Pháp theo học Luật Khoa tại Ðại Học Paris.
Năm 1936, ngài trở về nước và được Đức cha Tađêô Lê Hữu Từ cắt đặt vào nhiều chức vụ quan trong tại giáo phận Phát Diệm, như: Chánh Án Tòa án Hôn Phối Ðịa Phận (1946 - 1950); cố vấn tin cẩn của Ðức Cha Lê Hữu Từ trong các vấn đề Luật Pháp và chính trị (từ 1945-1950); Giám đốc Đại chủng viện Phát Diệm (1947-1950)...
Ngày 3 tháng 2 năm 1950, Giáo hoàng Piô XII bổ nhiệm ngài làm Giám mục hiệu tòa Sozopolis và Đại diện Tông tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Bùi Chu. Ngài được thụ phong Giám mục ngày 4/8/1950.
Năm 1954, Đất nước chia đôi. Do lập trường cứng rắn với Việt Minh và cả Pháp, cùng với việc thành lập khu tự vệ Phát Diệm – Bùi Chu trước đó, vì sự nhạy cảm chính trị, Đức cha Phêrô Maria đã cùng đoàn con cái Giáo phận di cư vào Nam.
Ngày 5/7/1957, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Ðịa Phận Qui Nhơn và ngày 24/11/1960 trở thành Giám Mục Chính Tòa Qui Nhơn.
Ngày 18/1/1963, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII ký sắc lệnh tách Ðà nẵng ra khỏi Giáo Phận Qui Nhơn và đặt ngài làm Giám Mục tiên khởi cho Ðịa Phận mới Đà Nẵng.
Ảnh: vntaiwan.catholic.org.tw
Vị Mục tử có tầm nhìn mục vụ
Trong cương vị Giám mục, dù ở giáo phận nào, và ngay cả trong giai đoạn phụ trách coi sóc hàng giáo sĩ và giáo dân Bắc Di cư vào Nam sau năm 1954, ngài luôn chứng tỏ mình là một mục tử nhiệt tâm và có tầm nhìn mục vụ.
Trong 4 năm ít ỏi làm Giám mục hạt Tông tòa Bùi Chu, trong bối cảnh chính trị xã hội phức tạp, ngài đã nhanh chóng ổn định đời sống giáo dân và phát triển các dòng tu. Ngài đã cho thành lập Dòng nữ Đa Minh Bùi Chu (1951), Dòng Đức Mẹ Đồng Công (1953) và mời các tu sĩ từ Hội Truyền giáo Bỉ (S.A.M) và tu sĩ Dòng Gioan Thiên Chúa vào Giáo phận. Ngài thành lập “Đoàn Truyền giáo” gồm các gia đình trẻ, thay cho Ban truyền giáo của giáo phận và trong 4 năm từ 1950-1954, Đoàn đã giúp cho khoảng 40.000 người được rửa tội.
Trong 7 năm làm Giám mục hiệu tòa và Chính tòa Qui nhơn, ngài đã cho đại tu, xây sửa nhiều công trình, in ấn các tài liệu… Về lãnh vực truyền giáo, ngài cho thành lập “Hội Thầy giảng có gia đình” theo mô hình truyền giáo tại Ấn độ và Châu Phi. Ngài thành lập trong giáo phận 3 vùng truyền giáo và giao cho các dòng tu phụ trách: Châu Ổ dành cho Dòng Chúa Cứu Thế, Mỹ Chánh giao cho Đồng Công và Phú Yên giao cho các linh mục gốc Phát Diệm. Nhờ đó, trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1958-1960, đã có khoảng 100.000 người được ơn trở lại đạo.
Ngày 18/1/1963, Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên sắc “In Vitae Naturalis Similitudinem” thiết lập tân Giáo phận Đà Nẵng, và bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám mục Tiên khởi Giáo phận. Vâng lời Tòa thành nhận tân Giáo phận trong bối cảnh đầy xáo trộn về chính trị, không quản ngại khó khăn, Đức cha đã bắt tay vào việc xây dựng các cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của một giáo phận mới.
Ngoài việc gấp rút xây dựng các cơ sở vật chất, mời gọi các dòng tu đến truyền giáo, ngài đặc biệt chú tâm tới việc chuyên môn hóa các linh mục. Ngài đã quyết định đưa rất nhiều linh mục đi du học. Ngài quan niệm, một linh mục đi du học, nếu không có khả năng đạt được các bằng cấp, thì ít nhất có dịp quan sát tận mắt những tiến bộ của các nước Âu Mỹ để có thêm kiến thức mà về phục vụ tốt cho anh chị em Chúa và đồng bào trong nước.
Trong 4 năm ít ỏi làm Giám mục hạt Tông tòa Bùi Chu, trong bối cảnh chính trị xã hội phức tạp, ngài đã nhanh chóng ổn định đời sống giáo dân và phát triển các dòng tu. Ngài đã cho thành lập Dòng nữ Đa Minh Bùi Chu (1951), Dòng Đức Mẹ Đồng Công (1953) và mời các tu sĩ từ Hội Truyền giáo Bỉ (S.A.M) và tu sĩ Dòng Gioan Thiên Chúa vào Giáo phận. Ngài thành lập “Đoàn Truyền giáo” gồm các gia đình trẻ, thay cho Ban truyền giáo của giáo phận và trong 4 năm từ 1950-1954, Đoàn đã giúp cho khoảng 40.000 người được rửa tội.
Trong 7 năm làm Giám mục hiệu tòa và Chính tòa Qui nhơn, ngài đã cho đại tu, xây sửa nhiều công trình, in ấn các tài liệu… Về lãnh vực truyền giáo, ngài cho thành lập “Hội Thầy giảng có gia đình” theo mô hình truyền giáo tại Ấn độ và Châu Phi. Ngài thành lập trong giáo phận 3 vùng truyền giáo và giao cho các dòng tu phụ trách: Châu Ổ dành cho Dòng Chúa Cứu Thế, Mỹ Chánh giao cho Đồng Công và Phú Yên giao cho các linh mục gốc Phát Diệm. Nhờ đó, trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1958-1960, đã có khoảng 100.000 người được ơn trở lại đạo.
Ngày 18/1/1963, Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên sắc “In Vitae Naturalis Similitudinem” thiết lập tân Giáo phận Đà Nẵng, và bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám mục Tiên khởi Giáo phận. Vâng lời Tòa thành nhận tân Giáo phận trong bối cảnh đầy xáo trộn về chính trị, không quản ngại khó khăn, Đức cha đã bắt tay vào việc xây dựng các cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của một giáo phận mới.
Ngoài việc gấp rút xây dựng các cơ sở vật chất, mời gọi các dòng tu đến truyền giáo, ngài đặc biệt chú tâm tới việc chuyên môn hóa các linh mục. Ngài đã quyết định đưa rất nhiều linh mục đi du học. Ngài quan niệm, một linh mục đi du học, nếu không có khả năng đạt được các bằng cấp, thì ít nhất có dịp quan sát tận mắt những tiến bộ của các nước Âu Mỹ để có thêm kiến thức mà về phục vụ tốt cho anh chị em Chúa và đồng bào trong nước.
Đức cha Phêrô Phạm Ngọc Chi ngoài cùng từ trái qua, cùng với các Giám mục Việt Nam yết kiến Đức thánh cha Pio XII
Vị mục tử nhân dũng
Trở thành mục tử dẫn dắt đoàn chiên trong suốt cuộc chiến Việt Nam lần 2 (1954-1975), với những kinh nghiệm học được từ những năm cộng tác với Đức cha Tađêo Lê Hữu Từ tại Phát Diệm, bằng sự khôn ngoan Chúa ban, ngài đã luôn chứng tỏ là một mục tử với lập trường yêu nước vững chắc, không thỏa hiệp với Việt Minh trong những năm trước Di Cư và cả sau năm 1975, khi bị buộc phải sống dưới chế độ mới.
Năm 1946, ngài được Đức cha Tađêô và Hội đồng Địa phận cử làm đại diện ra tranh cử Quốc Hội, nhưng vì sự man trá của Chính Phủ Việt Minh hồi đó, nên ngài đã từ khước sự trúng cử.
Năm 1951, ngài đã cùng với Đức Khâm sứ và các Giám mục Đông Dương ký thư chung phản đối chế độ Cộng sản.
Sau năm 1975, với một quá khứ can đảm, với tầm ảnh hưởng rộng rãi trong nước và quốc tế, Đức cha Phêrô, dĩ nhiên, nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của chế độ mới.
Ngài bị buộc phải đi “học tập cải tạo lại tư tưởng’, nhưng được "làm việc riêng" với ông Lê Lực, Phó trưởng ty Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, suốt 2 tháng trời mỗi ngày 4 tiếng. Ngày tốt nghiệp khóa học, ngài nhận được một phiếu mua xăng kèm theo lời đe dọa: “Tội của ông thì nhiều hơn cát ngoài biển. Nhưng xét rằng vì tuổi của ông đã cao và giáo dân của ông còn cần đến ông, nên vì lý do nhân đạo, nhà nước khoan hồng và không bắt giữ ông. Tuy nhiên, ông có bị bắt giữ về sau này hay không là còn tùy vào thái độ của ông có tiến bộ hay không".
Ngày 10/7/1984, Tòa Giám Mục An Thượng bị công an tỉnh đến bao vây với lệnh "nội bất xuất ngoại bất nhập" và phòng Ðức Cha và cha Quản Lý bị phong tỏa và khám xét không chừa một ngọn cây đọt cỏ. Hôm sau Ðức Cha bị mời đi "làm việc" riêng và sau đó bị đưa đi giam lỏng tại Trà Kiệu cho đến ngày mệnh chung.
Năm 1946, ngài được Đức cha Tađêô và Hội đồng Địa phận cử làm đại diện ra tranh cử Quốc Hội, nhưng vì sự man trá của Chính Phủ Việt Minh hồi đó, nên ngài đã từ khước sự trúng cử.
Năm 1951, ngài đã cùng với Đức Khâm sứ và các Giám mục Đông Dương ký thư chung phản đối chế độ Cộng sản.
Sau năm 1975, với một quá khứ can đảm, với tầm ảnh hưởng rộng rãi trong nước và quốc tế, Đức cha Phêrô, dĩ nhiên, nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của chế độ mới.
Ngài bị buộc phải đi “học tập cải tạo lại tư tưởng’, nhưng được "làm việc riêng" với ông Lê Lực, Phó trưởng ty Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, suốt 2 tháng trời mỗi ngày 4 tiếng. Ngày tốt nghiệp khóa học, ngài nhận được một phiếu mua xăng kèm theo lời đe dọa: “Tội của ông thì nhiều hơn cát ngoài biển. Nhưng xét rằng vì tuổi của ông đã cao và giáo dân của ông còn cần đến ông, nên vì lý do nhân đạo, nhà nước khoan hồng và không bắt giữ ông. Tuy nhiên, ông có bị bắt giữ về sau này hay không là còn tùy vào thái độ của ông có tiến bộ hay không".
Ngày 10/7/1984, Tòa Giám Mục An Thượng bị công an tỉnh đến bao vây với lệnh "nội bất xuất ngoại bất nhập" và phòng Ðức Cha và cha Quản Lý bị phong tỏa và khám xét không chừa một ngọn cây đọt cỏ. Hôm sau Ðức Cha bị mời đi "làm việc" riêng và sau đó bị đưa đi giam lỏng tại Trà Kiệu cho đến ngày mệnh chung.
Ảnh: saigonweeklyonline.com
Ân nhân của hàng trăm ngàn người Bắc di cư
Đối với người Bắc Di cư năm 1954, ngài là một trong những vị ân nhân của hàng trăm ngàn người phải rời bỏ quê hương, xứ sở miền Bắc để vào Nam.
Tại miền Nam, ngài được Đức Khâm sứ Tòa thánh J. Dooley ủy thác quản lý hàng giáo sĩ và giáo dân di cư. Ngài cũng được Đức cha Cassaigne, Giám quản Tông Tòa Sài Gòn, ủy thác giúp đỡ các di dân đến trong giáo phận của ngài.
Nhận được sự ủy thác, Đức cha Phêrô đã thiết lập Uỷ ban Hỗ trợ Định cư; ngài cũng được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bổ nhiệm là Chủ tịch Uỷ ban Hỗ trợ Định cư thuộc Tổng ủy Di cư, nhằm liên lạc với cơ quan viện trợ Công giáo Mỹ; nhờ đó, hàng trăm ngàn người Bắc di cư năm 1954 đã được hỗ trợ tái định cư suốt dọc từ các tỉnh miền Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Tây, cách riêng tại các vùng ngoại ô Sài Gòn. Hàng trăm ngôi thánh đường, bệnh viện, trường học… đã được xây dựng tại các trại tái định cư, giúp ổn định cuộc sống của những người di dân miền Bắc vào Nam sinh sống vào lúc dầu sôi lửa bỏng.
Hôm nay kỷ niệm 37 năm ngày ngài lìa cõi thế, xin thắp nén hương lòng, kính tưởng nhớ và tri ân ngài vị đại ân nhân rất nhiều gia đình Công giáo Việt Nam đang sinh sống, học tập và định cư khắp nơi trên thế giới.
Tại miền Nam, ngài được Đức Khâm sứ Tòa thánh J. Dooley ủy thác quản lý hàng giáo sĩ và giáo dân di cư. Ngài cũng được Đức cha Cassaigne, Giám quản Tông Tòa Sài Gòn, ủy thác giúp đỡ các di dân đến trong giáo phận của ngài.
Nhận được sự ủy thác, Đức cha Phêrô đã thiết lập Uỷ ban Hỗ trợ Định cư; ngài cũng được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bổ nhiệm là Chủ tịch Uỷ ban Hỗ trợ Định cư thuộc Tổng ủy Di cư, nhằm liên lạc với cơ quan viện trợ Công giáo Mỹ; nhờ đó, hàng trăm ngàn người Bắc di cư năm 1954 đã được hỗ trợ tái định cư suốt dọc từ các tỉnh miền Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Tây, cách riêng tại các vùng ngoại ô Sài Gòn. Hàng trăm ngôi thánh đường, bệnh viện, trường học… đã được xây dựng tại các trại tái định cư, giúp ổn định cuộc sống của những người di dân miền Bắc vào Nam sinh sống vào lúc dầu sôi lửa bỏng.
Hôm nay kỷ niệm 37 năm ngày ngài lìa cõi thế, xin thắp nén hương lòng, kính tưởng nhớ và tri ân ngài vị đại ân nhân rất nhiều gia đình Công giáo Việt Nam đang sinh sống, học tập và định cư khắp nơi trên thế giới.