- Chủ đề Author
- #1
Ngay trong những ngày đầu tiên của triều đại giáo hoàng, khác với vị tiền nhiệm thường chọn cách diễn đạt trung lập, Đức Thánh Cha Lêô XIV cho thấy một lập trường rõ ràng về cuộc chiến tại Ukraine.
Trước hết, vào trưa Chúa Nhật ngày 11/5/2025, sau khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với hơn 100 ngàn tín hữu hiện diện tại khu vực Quảng trường Thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng chia sẻ:
“Tôi luôn mang trong tim những đau khổ của người dân Ucraina yêu quý. Mong rằng mọi nỗ lực có thể được thực hiện để sớm đạt được một nền hòa bình chân chính, công bằng và lâu dài. Mong cho tất cả các tù nhân được trả tự do và các trẻ em được đoàn tụ với gia đình”.
Không chỉ dừng lại ở lời nói, ngay sau đó, Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ quyền quốc gia và cam kết giúp đưa những trẻ em Ukraine bị đưa sang Nga trở về quê hương.
Đặc biệt, trong cuộc gặp với các thành viên của 26 giáo hội Đông phương đến Rome tham dự năm Thánh Hy Vọng 2025, khi nhắc tới các cuộc xung đột từ Đất thánh tới Ukraine, từ Lebanon đến Syria… Đức thánh cha đã hứa sẽ cố gắng hết mình “giúp đưa kẻ thù lại gần nhau, đối mặt, để nói chuyện với nhau, để mọi người ở khắp mọi nơi một lần nữa có thể tìm thấy hy vọng và lấy lại phẩm giá mà họ xứng đáng, phẩm giá của hòa bình".
“Tôi luôn mang trong tim những đau khổ của người dân Ucraina yêu quý. Mong rằng mọi nỗ lực có thể được thực hiện để sớm đạt được một nền hòa bình chân chính, công bằng và lâu dài. Mong cho tất cả các tù nhân được trả tự do và các trẻ em được đoàn tụ với gia đình”.
Không chỉ dừng lại ở lời nói, ngay sau đó, Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ quyền quốc gia và cam kết giúp đưa những trẻ em Ukraine bị đưa sang Nga trở về quê hương.
Đặc biệt, trong cuộc gặp với các thành viên của 26 giáo hội Đông phương đến Rome tham dự năm Thánh Hy Vọng 2025, khi nhắc tới các cuộc xung đột từ Đất thánh tới Ukraine, từ Lebanon đến Syria… Đức thánh cha đã hứa sẽ cố gắng hết mình “giúp đưa kẻ thù lại gần nhau, đối mặt, để nói chuyện với nhau, để mọi người ở khắp mọi nơi một lần nữa có thể tìm thấy hy vọng và lấy lại phẩm giá mà họ xứng đáng, phẩm giá của hòa bình".
Ảnh: Nationreview.com
Những động thái nhanh nhạy xuất phát từ một trái tim mục tử đối với người dân Ukraine trên đây của Đức Tân Giáo hoàng thì không lạ đối với những ai đã từng theo dấu chân của ngài từ khi còn là Giám mục tại giáo phận Chilacyo, ở Pêru.
Chính ngài, trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2022, đã lên tiếng phản đối cuộc xâm lược liên tục của Nga chống lại Ukraine, mô tả đây là “một cuộc xâm lược thực sự, mang tính chất đế quốc, khi Nga tìm cách chinh phục lãnh thổ vì tham vọng quyền lực”.
Những phản ứng này của ngài Đức Tân Giáo hoàng làm cho, ngay cả vị Sứ Thần Tòa thánh tại Ukraine tin rằng “Đức Giáo hoàng Lê ô XIV sẽ bảo vệ người dân Ukraine”.
Dù sao, còn quá sớm để kết luận bất cứ điều gì. Nhưng, cần phải chờ xem, trong thánh lễ khai mạc sứ vụ vào ngày 18/5 tới đây, trong số rất nhiều hồ sơ quan trọng hơn, như vấn đề tài chính của Vatican, cải tổ giáo triều, sứ vụ loan báo Tin mừng, hồ sơ Trung Quốc… Đức Tân Giáo hoàng sẽ ưu tiên điều gì trong những năm đầu của triều Giáo hoàng?