Thành viên
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 134
- Chủ đề Author
- #1
Ngay khi Đức Giáo hoàng Lêô XIV vừa được bầu chọn, nhiều người trên mạng xã hội đã vội vã đặt ra câu hỏi: ngài là người “bảo thủ” hay “tiến bộ”? Ngài nghiêng về phe cánh nào? Có thân thiện với giới tự do không? Có “chống MAGA” không? Có đồng tình với lập trường của đảng này hay quan điểm của nhóm kia không?
Ảnh: news.sky.com
Câu hỏi tưởng chừng mang tính quan tâm, nhưng thực chất lại hé lộ một thói quen nguy hiểm trong thời đại này: thói quen chính trị hóa mọi thứ, kể cả những gì thiêng liêng nhất.
Trong con mắt đức tin, Đức Giáo hoàng không phải là “người của phe nào” – ngài là người của Thiên Chúa. Là vị kế vị Thánh Phêrô, ngài không đến để làm vừa lòng các phe nhóm, cũng không đến để viết lại Tin Mừng theo thị hiếu của một thế hệ. Vai trò của Giáo hoàng không phải là đại diện cho xu hướng xã hội nào đó, mà là can đảm nói lên sự thật của đức tin – dù có bị chỉ trích.
Người ta trách Giáo hoàng không đủ “cấp tiến” khi ngài bảo vệ định nghĩa hôn nhân giữa một nam một nữ. Người khác lại giận dữ vì ngài dám nhắc đến sự tàn khốc của chiến tranh và kêu gọi đối thoại, làm trung gian hòa giải – điều bị cho là “thiếu lập trường” (ai không lên án kẻ thù của tôi tức là đang bênh vực họ). Cứ như thể, vị mục tử tối cao của Hội Thánh phải chọn đứng về một phía trong ván cờ thế tục, thay vì đứng về phía Tin Mừng.
Đáng buồn thay, một số người Công giáo cũng rơi vào cái bẫy này. Họ đánh giá Đức Giáo hoàng qua lăng kính chính trị, thay vì nhìn ngài bằng con mắt đức tin. Họ đòi hỏi ngài phải hành xử như đại diện cho cử tri của họ, phải ủng hộ chương trình hành động mà họ đã “bỏ phiếu” bằng tư tưởng cá nhân. Khi không thấy ngài làm đúng ý mình, họ thất vọng, quay lưng, thậm chí công kích.
Trong con mắt đức tin, Đức Giáo hoàng không phải là “người của phe nào” – ngài là người của Thiên Chúa. Là vị kế vị Thánh Phêrô, ngài không đến để làm vừa lòng các phe nhóm, cũng không đến để viết lại Tin Mừng theo thị hiếu của một thế hệ. Vai trò của Giáo hoàng không phải là đại diện cho xu hướng xã hội nào đó, mà là can đảm nói lên sự thật của đức tin – dù có bị chỉ trích.
Người ta trách Giáo hoàng không đủ “cấp tiến” khi ngài bảo vệ định nghĩa hôn nhân giữa một nam một nữ. Người khác lại giận dữ vì ngài dám nhắc đến sự tàn khốc của chiến tranh và kêu gọi đối thoại, làm trung gian hòa giải – điều bị cho là “thiếu lập trường” (ai không lên án kẻ thù của tôi tức là đang bênh vực họ). Cứ như thể, vị mục tử tối cao của Hội Thánh phải chọn đứng về một phía trong ván cờ thế tục, thay vì đứng về phía Tin Mừng.
Đáng buồn thay, một số người Công giáo cũng rơi vào cái bẫy này. Họ đánh giá Đức Giáo hoàng qua lăng kính chính trị, thay vì nhìn ngài bằng con mắt đức tin. Họ đòi hỏi ngài phải hành xử như đại diện cho cử tri của họ, phải ủng hộ chương trình hành động mà họ đã “bỏ phiếu” bằng tư tưởng cá nhân. Khi không thấy ngài làm đúng ý mình, họ thất vọng, quay lưng, thậm chí công kích.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV trong Thánh lễ ngày 9 tháng 5 năm 2025. (Ảnh: Vatican Media)
Nhưng sự thật là: Giáo hội không thuộc về cánh hữu hay cánh tả. Giáo hội đứng về phía sự sống, phẩm giá con người, sự thật, công lý và lòng thương xót. Giáo hội ủng hộ người nghèo, bảo vệ thai nhi, khước từ chiến tranh, tôn trọng gia đình, và kêu gọi lòng hoán cải – dù điều đó không vừa ý một bên nào cả.
Giáo hội không sống nhờ sự ủng hộ của đám đông, mà sống nhờ vào ân sủng và sự trung thành với Đức Kitô.
Điều quan trọng không phải là Đức Giáo hoàng có đúng “gu” của tôi không. Điều quan trọng là: ngài có đang trung thành với Tin Mừng không? Và nếu có, thì người cần điều chỉnh không phải là ngài – mà là tôi.
Thay vì phán xét Giáo hoàng qua lăng kính chính trị, mỗi người tín hữu nên tự hỏi: Tôi có đang nghe theo Chúa qua vị đại diện của Ngài không? Tôi có đủ khiêm nhường để học hỏi, cầu nguyện và đồng hành cùng Hội Thánh, ngay cả khi điều Hội Thánh dạy không dễ nghe?
Bởi cuối cùng, Giáo hoàng không phải là chính trị gia. Ngài không phải “người của tôi” – mà là người của Thiên Chúa. Và đó mới là lý do để ta đặt niềm tin nơi ngài.
Phải Làm Gì?
Docat 220: Giáo Hội có phải đồng ý với mọi quyết định dân chủ?
Quan điểm của Giáo Hội ủng hộ chế độ dân chủ không có nghĩa là Giáo Hội phải đồng ý với mọi quyết định mà một xã hội dân chủ đưa ra. Trong phán đoán của Giáo Hội về đạo đức, Giáo Hội thường có lập trường đối kháng với các quyết định của các quan chức được bầu chọn. Ví dụ, Giáo Hội lẽ nào có thể công nhận để hợp pháp hoá việc phá thai hay nghiên cứu phôi người? Giáo Hội có nghĩa vụ phê phán những đường lối phát triển kiểu đó. Ở đây các Kitô hữu được kêu gọi tham gia tích cực vào chính trị, tranh đấu cho những giá trị của nhân quyền và tính thiêng liêng của sự sống con người, cũng như đưa các giá trị đó vào các quyết định chính trị.