Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
679

Gia đình là nơi đầu tiên đứa trẻ trải nghiệm sự hiệp thông giữa người với người, được yêu thương vô điều kiện, và được tôn trọng. Trong một gia đình lý tưởng, tất cả thành viên sẽ đủ sức để đương đầu với mọi thách thức của cuộc sống. (x. Docat #117)​

Chính vì thế, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là vô cùng quan trọng. Cách thức mà cha mẹ tiếp cận và thực hiện công việc này ảnh hưởng rất lớn tới tính cách và thiên hướng phát triển của trẻ.

Bài viết này mời gọi các bậc cha mẹ, hãy trở thành những người ươm mầm, chứ đừng như những người thợ mộc trong việc giáo dục con cái.​

phailamgi_giáo dục con cái hãy là người ươm mầm_cv1.jpg

Ảnh: phailamgi.com

Người ươm mầm: Tình yêu thương và sự chăm sóc tinh tế​

Khi nói về người ươm mầm, người ta liền nghĩ tới những người chăm sóc cây non từ khi chúng chỉ là những hạt giống nhỏ bé. Họ biết rằng, mỗi hạt giống đều mang trong mình những tiềm năng phát triển thành những cây lớn mạnh. Tuy nhiên, quá trình ươm mầm này đòi hỏi một sự kiên nhẫn rất lớn, một sự chăm sóc tận tình với đầy tình yêu thương.

Người ươm mầm luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để cây non có thể phát triển theo cách của mình. Điều này tương tự với vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái.

Mỗi đứa trẻ đều có trong mình những tiềm năng và khả năng riêng biệt. Cha mẹ cần tôn trọng, tạo một môi trường yêu thương, an toàn và khích lệ con cái để con tự do khám phá và phát triển. Điều này có thể bao gồm việc lắng nghe, tôn trọng ý kiến và mơ ước của con, đồng thời giúp con nhận ra và phát triển những thế mạnh của bản thân.

phailamgi_giáo dục con cái.jpg
Ảnh: phailamgi.com

Người thợ mộc: Áp đặt và hình thành theo khuôn mẫu​

Người thợ mộc, ngược lại, thường làm việc với những khối gỗ, đục đẽo và uốn nắn chúng thành những hình dạng nhất định theo ý muốn. Họ có một hình mẫu rõ ràng trong đầu và sử dụng mọi công cụ cần thiết để buộc khối gỗ phải theo đúng hình dạng đó.

Nếu cha mẹ áp dụng cách giáo dục này với con trẻ, có cố gắng ép buộc con mình phải tuân theo một khuôn mẫu mà họ đã định sẵn. Điều này thường xuất phát từ mong muốn con cái thành công theo những tiêu chuẩn mà xã hội hoặc chính cha mẹ đặt ra. Cách giáo dục này có thể làm tổn thương tinh thần và hạn chế khả năng sáng tạo, tự do phát triển của trẻ.

Nuôi dưỡng thay vì định hình​

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai cách tiếp cận này chính là ở sự tôn trọng và nuôi dưỡng tiềm năng tự nhiên của trẻ. Người ươm mầm tạo ra một môi trường phát triển linh hoạt, nơi trẻ có thể tự do khám phá và phát triển theo cách của mình. Trong khi đó, người thợ mộc tìm cách áp đặt và định hình trẻ theo một khuôn mẫu nhất định.

phailamgi_giáo dục con cái, đừng như thợ mộc_cv2.jpg
Ảnh: phailamgi.com

Tóm lại​

Trong việc giáo dục con cái, cha mẹ hãy như những người ươm mầm, chứ đừng như những người thợ mộc. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình thương và chăm sóc tinh tế, thay vì áp đặt và ép buộc. Hãy để trẻ tự do phát triển bản ngã cá nhân của mình, để rồi thấy chúng trở thành những cá nhân toàn diện và hạnh phúc.​

Phải làm gì?​

Docat 117: Gia đình làm gì cho cá nhân?

Trải nghiệm gia đình là hết sức quan trọng đối với cá nhân con người. Lý tưởng nhất là gia đình, nơi con người được sinh ra và lớn lên. Trong gia đình đứa trẻ trải nghiệm sự hiệp thông lần đầu tiên với những người khác, bởi chính bản chất của những người trong gia đình mong muốn em được điều tốt lành, được yêu thương không hạn chế và tôn trọng em. Trong bầu khí tích cực như vậy, mỗi thành viên gia đình đều có thể phát triển năng lực của mình và có được sức mạnh để đối mặt với bất cứ điều gì cuộc sống có thể đưa đến. Đó chính là mục đích của một nền giáo dục dựa trên quan điểm Kitô giáo về con người. Đồng thời, những cá nhân trong gia đình trải nghiệm ý nghĩa thế nào là nhận lãnh trách nhiệm, vì một thành viên gia đình không thể chỉ sống cho riêng mình. Vậy nên, mỗi vai trò, - dù là các bậc cha mẹ, ông bà, hoặc con cái - bao giờ cũng có các bổn phận đối với các thành viên khác trong gia đình.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

1:5357 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên