Gói bánh chưng: Một hoạt động gia đình sum họp trước Tết

4.00 star(s) 3 Votes
Thành viên
Tham gia
5/2/24
Bài viết
22

Nói tới bánh chưng có lẽ đại bộ phận người Việt Nam đều biết ít nhiều về ý nghĩa hoặc nguồn gốc của loại bánh này. Bánh chưng giữ một vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn lao trong ngày tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc, đến độ thiếu bánh chưng là người ta thiếu hẳn đi không khí ngày tết.​


inbound4645838549986797860.jpg


Nhắc tới bánh chưng ngày tết có lẽ là nói tới những kỷ niệm đẹp của hầu hết mọi người về một tuổi thơ ấm áp bên gia đình trong mỗi dịp tết đến xuân sang. Đặc biệt, những vùng quê vẫn còn giữ truyền thống đón tết từ lâu đời thì bánh chưng vẫn được giữ vị trí quan trọng, không thể nào thiếu được trong những ngày tết ở trong các gia đình.

inbound4078283078978158429.jpg


Gia đình nào còn có điều kiện giữ được nét truyền thống của ngày tết thì chắc chắn họ sẽ dành thời gian để gói và nấu một nồi bánh chưng đón tết thay vì mua của những cơ sở sản xuất thương mại. Mặc dù, việc tự tổ chức để nấu một nồi bánh chưng mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng với sự trân trọng ngày tết truyền thống, họ sẵn sàng bỏ công sức, tiền bạc và thời gian cho nồi bánh chưng của mình.

Hiện nay, từ thành phố cho đến các vùng quê không thiếu các dịch vụ bánh trái, quà tặng tết, người ta chỉ cần bỏ tiền ra là sắm sửa không thiếu một thứ gì. Trong thực tế, nhiều người đã lựa chọn các dịch vụ này cho gọn nhẹ. Gia đình tôi đón tết, nhiều năm cũng đã chọn cách sử dụng các dịch vụ tết cho gọn. Tuy nhiên, trong lòng vẫn có cảm giác thiêu thiếu không khí của ngày tết vì bỏ qua khâu gói bánh chưng truyền thống.

Ngày trước, cuộc sống đói ăn thì nồi bánh chưng cuối năm đón tết người ta phải trả giá bằng một năm lao nhọc với biết bao là mồ hôi và cả nước mắt. Trong cái đói, người ta thấy nồi bánh chưng là một sự sung túc duy nhất mà cuộc sống có được. Nồi bánh như là một phần thưởng cho mỗi người trong gia đình sau một năm làm việc cật lực, đáng để được hưởng. Cũng vì thế mà nổi bánh chưng nó thiết thực, gần gũi và cần thiết với đời sống như là một phần của nhu cầu sinh hoạt, ẩm thực.

Trái lại, Cuộc sống hôm nay, nhu cầu ăn và thưởng thức bánh chưng không còn là một phần cấp thiết nữa mà chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần. Người ta chọn cách nấu bánh chưng là để sống trọn vẹn với ý nghĩa không khí ngày tết truyền thống. Sau một năm, người ta chạy theo công việc thì ngày tết là thời gian được nghỉ ngơi, sống chậm và bình tâm hơn, hoài niệm hơn vì có nhiều thời gian rảnh hơn ngày thường. Thời gian tết, người ta nghĩ về nguồn cội, quan tâm đến người thân và trên hết có cơ hội để quan tâm tới bản thân mình nhiều hơn.

Gói và nấu bánh chưng trong mỗi gia đình là những hoạt động quan trọng của ngày tết. Gói bánh là chất xúc tác góp phần giúp mỗi người được dịp ôn lại những hồi ức đẹp của tuổi thơ và cũng là dịp để hình thành lên nền tảng truyền thông đẹp cho tâm hồn con cháu những thế hệ tương lai.

Để nồi bánh chưng giữ được đúng ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của nó, người ta phải nhìn thấy được ý nghĩa về chiều dài của truyền thống, chiều rộng của sự giao thoa với trời đất và chiều sâu cảm thức đúng đắn của thực tại sống liên quan tới nồi bánh truyền thống.

Ý nghĩa truyền thống của nồi bánh chưng dịp tết gợi cho chúng ta nhận thấy bài học về lịch sử hình thành và phát triển của Việt Tộc, tổ tiên gia đình mình. Gói bánh chưng ngày tết là dịp thuận lợi để chúng ta kể cho con cháu, trao đổi với nhau những câu chuyện lịch sử liên quan tới nồi bánh và cũng là dịp để mình nhìn lại lịch sử dân tộc, biết ơn tổ tiên những người sinh ra ta, những người khai phá, dữ đất làm nơi cho ta sinh sống.

inbound5695366527959104751.jpg


Ngồi canh nồi bánh chưng tâm hồn người ta dễ dàng rúng động, cảm xúc dễ kết nối với tự nhiên, tổ tiên, thần linh là những yếu tố giúp tâm hồn người ta hướng thượng, để xây dựng đời sống tín ngưỡng, đời sống tâm linh làm nền móng cho tâm hồn mình giữa đời sống còn nhiều bộn bề. Người ta biết tạ ơn trời đất vì đã ban tặng cho con người những sản vật làm lương thực nuôi sống thân xác mình, sức khỏe và cơ hội làm ăn…

Ngang qua nồi bánh chưng giúp người ta có suy tưởng về lịch sử, về các giá trị tinh thần thiêng liêng để hình thành lên một lối sống đúng đắn cho thực tại của mình. Gói bánh còn giúp chúng ta có cơ hội thực hành những kỹ thuật thủ công bằng sự kiên nhẫn tỉ mỉ, tạo sự hứng thú, thư giãn vui vẻ. Các thành viên gia đình cùng tham gia gói và nấu bánh chưng giúp gia đình có thời gian quây quần bên nhau trọn vẹn và ấm áp hơn ngày thường chỉ biết tới công việc.

Bánh chưng cũng có thể làm quà biếu những người thân quen, tạo mối tương quan tình nghĩa gắn bó với họ hàng, hàng xóm láng giềng góp phần thổi bùng lên không khí của những ngày tết đến xuân về thêm phần ý nghĩa.

inbound5487410042580005661.jpg


Nếu gia đình nào có điều kiện, thời gian thì nên tự gói và nấu một nồi bánh chưng cho gia đình dù không có nhu cầu thưởng thức thì nồi bánh chưng truyền thống vẫn mang nhiều ý nghĩa nhất định nào đó, cần thiết cho đời sống sinh hoạt, cho tâm hồn của nhiều người trong gia đình. Gói bánh là một hoạt động mang giá trị nghi lễ trong những ngày tết truyền thống nên được duy trì. Bời theo tôi thì nghi lễ này có giá trị giáo dục, bồi dưỡng hun đúc tâm hồn người Việt Tộc vô cùng thuần khiết.

SG 05/02/2024 (26/12/2023 chuẩn bị Tết Nguyên Đán)

Một nhân vị chỉ có thể đạt tới nhân tính đích thực và trọn vẹn nhờ văn hóa, nghĩa là nhờ việc trau giồi những phẩm chất thiện hảo và giá trị của thiên nhiên. Vì vậy, bất cứ nơi đâu có cuộc sống con người, thì thiên nhiên và văn hóa đều được gắn kết vào nhau hết sức chặt chẽ.

Theo nghĩa tổng quát, chữ “văn hóa” chỉ tất cả những gì con người dùng để trau giồi và phát triển các năng khiếu đa diện của tâm hồn và thể xác; để cố gắng chế ngự cả trái đất bằng tri thức và lao động; để làm cho đời sống xã hội, cả trong gia đình cũng như nơi cộng đồng chính trị, trở thành nhân đạo hơn, nhờ vào sự tiến bộ trong các tập tục và định chế; sau cùng, để diễn tả, thông truyền và bảo tồn trong các công trình của mình những kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của các thời đại, để giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn.

Vì vậy, văn hóa nhân loại thiết yếu mang tính cách lịch sử và xã hội, và chữ “văn hóa” thường mặc thêm một ý nghĩa xã hội học cũng như nhân chủng học. Chính vì ý nghĩa này mà người ta nói đến sự đa tạp của các nền văn hóa. Thật vậy, vì có nhiều cách sử dụng sự vật, nhiều cách làm việc và diễn tả tư tưởng, nhiều cách phụng tự và định hình phong tục, nhiều cách thiết lập luật lệ và định chế pháp lý, nhiều cách phát triển khoa học, nghệ thuật và trau giồi thẩm mỹ, nên mới phát sinh nhiều cách chung sống và nhiều dạng thức phối hợp các giá trị của cuộc sống. Như thế, từ các định chế lưu truyền, hình thành một di sản riêng cho mỗi cộng đồng nhân loại. Cũng do cách thức ấy mà hình thành một môi trường lịch sử nhất định, trong đó con người của bất cứ dân tộc nào hay thời đại nào cũng đều dự phần, và từ đó con người rút ra những giá trị góp phần thăng tiến nền văn minh nhân loại (Gaudium et spes 53)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
235
Trước nhà em cũng hay gói bánh chưng, giờ thôi rồi vì không ai ăn. Cảm giác lúc gói với coi nồi bánh chưng nó đúng là cảm giác của ngày tết
 
  • Like
Like: .
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
439
Các bạn trẻ ngày nay không có được những trải nghiệm xưa kia vào thời đói kém, cả năm mới được ăn một bữa thịt vào dịp tết. Hai ba gia đình chung nhau một con lợn, gọi là "ăn đụng". Tối 29 hoặc ba mươi tết, trời miền Bắc rét, có những năm mưa phùn, cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng chờ sáng đón tết. Sau khi gói bánh lớn xong, mỗi đứa trẻ cùng gói cho mình một cái bánh nhỏ tí. Chúng sẽ đeo lên vai có khi cả ngày mùng Một tết. Ôi kỷ niệm!
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
439
Ngày xưa, nhà nào khá giả thì mùng 2 tết gói thêm một nồi. Khổ nỗi, gạo ngày xưa xấu, trời rét, bánh tét cứng như đá. Mỗi khi ăn lại phải cắt ra, nướng bên bếp. Gia đình vừa đọc kinh sáng bên bếp lửa vừa nướng bánh. Dọc kinh xong mỗi người một đồng bánh nướng chín vàng. Về sau này, chưa bao giờ có được những lúc ăn bánh chưng ngon như thế!!!
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,035
tôi vừa gói bánh chưng cùng gia đình, hoạt động kết nối gia đình ngày tết rất vui
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên