Hàng ngàn người đội mưa rét đăng ký thi để đi Hàn Quốc và quyền có việc làm!

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
471

Những ngày cuối năm này, trong lúc người dân đang náo nức chuẩn bị ngày tết đoàn viên, hình ảnh mỗi ngày có hàng ngàn người trẻ tại Nghệ An đội mưa rét, chen chúc nhau để làm thủ tục đăng ký kỳ thi chọn lao động đi Hàn Quốc đợt 1 năm 2024, thật nao lòng!​



Cover_xếp hàng chờ xin việc làm đi hàn quốc_phailamgi.jpg
Hàng ngàn bạn trẻ xếp hàng chờ đăng kí đi Hà Quốc tại tỉnh Nghệ An. Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Theo thống kê, tại trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An, mỗi ngày có khoảng 4.500 – 5.000 thanh niên tuổi từ 19 -39, đến đăng ký thi tiếng Hàn.

Điều đáng nói, Hàn Quốc chỉ là một trong số nhiều quốc gia là "thị trường xuất khẩu lao động" của Việt Nam, trong đó có cả các quốc gia vốn trước đây phải sang Việt Nam học tập là Lào và Campuchia…

Chỉ tính riêng năm 2023, cả nước có 146.150 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thị trường xuất khẩu lao động nhộn nhịp và sôi động nhất hiện nay là Nhật Bản. Theo thống kê, vào cuối năm 2023, có khoảng 350.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, đó là chưa kể số lao động chui. Việt Nam cũng là nước đứng đầu trong số 15 quốc gia có người đến hợp tác lao động tại Nhật Bản.

Theo ghi nhận, những người đến đăng ký dự thi ngoài số ít muốn được đi nước ngoài theo trào lưu, số còn lại đều vì công việc hiện tại ở quê nhà không đủ sống hoặc do thất nghiệp dài ngày, nay phải chạy vạy, vay mượn tiền bạc để được có công ăn việc làm.

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc_phailamgi.jpg
Lao động nữ Việt Nam tại Hàn Quốc. Ảnh: visadep.vn

Chẳng ai muốn phải tha hương cầu thực! Đó là tâm sự của hầu hết những người đi xuất khẩu lao động. Với họ, đi là giải pháp tình thế, vì họ biết, việc phải bỏ một số tiền lớn, phải đánh đổi nhiều giá trị trong khi việc ra đi quá nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, họ buộc phải ra đi vì không có việc làm hoặc việc làm tại địa phương không đảm bảo cuộc sống.

Quyền có việc làm

Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo coi công việc là quan trọng nhất, và là "một quyền của con người", vì lao động không chỉ là nguồn thu nhập mà còn là "chiều hướng thiết yếu để con người tự thể hiện bản thân và tham gia vào xã hội."
Tất cả các nguồn lực xã hội, từ các doanh nghiệp, công đoàn, cho đến toàn bộ hệ thống chính trị, "đều có nghĩa vụ phát huy quyền có việc làm, phải theo đuổi mục tiêu, tạo đầy đủ công ăn việc làm cho dân chúng."
(Docat # 148)

Đối với các quốc gia đón nhận "dân lao động nhập cư", họ không được "coi người lao động nhập cư như dân lao động hạng hai. Người dân bản xứ không được bóc lột họ trong bất kỳ trường hợp nào… Họ cần được tôn trọng như những con người chứ không chỉ như kẻ làm công xứ người… Nhà nước, cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội buộc phải cố gắng giúp họ hội nhập toàn diện vào cộng đồng xã hội." (Docat # 152)

quyền có việc làm_phailamgi.jpg
Ảnh: vieclamnhamay.vn

Tóm lại

Quyền "có việc làm" và phải được đảm bảo cho nguồn thu nhập là một nhân quyền đòi buộc các doanh nghiệp, công đoàn và hệ thống chính trị có nghĩa vụ phải đáp ứng đầy đủ cho dân chúng. Nếu không, nhà nước đó không có lý do để tồn tại, vì, "Nhà nước được thiết lập để bảo vệ và phát huy công ích của xã hội dân sự" (GLGHCG # 1921).


Phải làm gì?

Docat 152: Làm sao chúng ta có thể giải quyết thoả đáng hiện tượng lao động di cư?

Trong thế giới hiện đại, có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước, các miền giàu có và các nơi nghèo khổ. Do đó, ngày nay nhiều người rời quê quán để tìm việc làm và đồng lương trong những khu dân cư đông đúc hay bỏ ra tận nước ngoài. Họ được gọi là dân lao động di cư. Nếu một nước quyết định chào đón dân lao động nhập cư vào xứ mình, thì những người này không thể bị đối xử như dân lao động hạng hai. Dân bản xứ không được bóc lột họ trong bất kỳ trường hợp nào. Khi làm việc, họ phải có cùng quyền lợi, hưởng cùng mức lương như dân địa phương. Hơn nữa, họ cần được tôn trọng như những con người chứ không chỉ như kẻ làm công xứ người. Đặc biệt, người ta nên xem xét quyền đoàn tụ gia đình của công nhân nhập cư. Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội buộc phải cố gắng giúp họ hội nhập toàn diện vào cộng đồng xã hội.

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
9
Nghe nói Hàn và Nhật đang mở cửa cho lao động Việt, để hạn chế trào lưu tàu. Họ cần lực lượng lao động nhập khẩu vì một phần dân họ không làm việc nặng nhọc và một phần vì tỷ lệ người già cao, thiếu trẻ. Người trẻ VN ở lại thì đói, không có việc kiếm cơm, đi làm thì cũng khổ lắm nhưng chỉ biết than trời! Làm đến tuổi hết sức lao động thì lại về với quê mẹ.
 
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
93
Hy sinh đời bố củng cố đời con. Đem tiền về cho đất nước, xây nhà cửa, sau con cái không phải đi tha hương cầu thực
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,077
Tui thấy, giờ việc đi xuất khẩu nó như một trào lưu vậy, cứ đến tuổi là đi, nhà có mấy ae là đi cả bấy nhiêu, k cần biết là ở đó có việc hay không?
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên