- Chủ đề Author
- #1
Giáo hội Công giáo đang sống những giây phút lắng đọng trong thinh lặng, để cầu nguyện cho vị cha chung là Đức Thánh cha Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 và cho Mật nghị Hồng y bầu Đức tân Giáo hoàng sắp diễn ra. Trong lúc này, một câu hỏi đang làm nhiều người quan tâm, đó là: các hồng y là ai và nhiệm vụ của họ là gì?
Về mặt ngữ nghĩa
Từ Hồng Y (Cardinal) xuất phát từ nguyên ngữ Latin CARDO có nghĩa là “cái bản lề (hinge) “tức bộ phận then chốt để giữ cho cánh cửa được đứng vững trong khung cửa. Từ ý nghĩa tượng trưng này, các Hồng Y được mệnh danh là “những vị Hoàng tử” (princes) của Giáo Hội.
Về mặt lịch sử
Hồng y là những giáo sĩ xuất sắc thuộc giáo phận Rôma được ban cho tước hiệu này. Họ có thể là phó tế, linh mục hoặc giám mục thuộc giáo tỉnh Rôma, có nhiệm vụ trợ giúp Đức Thánh cha trong việc cai quản và có vị trí trọng yếu trong các cơ quan của giáo triều.
Từ thế kỷ XII, trong các công đồng hoàn vũ, nhiều vị hồng y không có chức giám mục lại được ngồi gần Đức Thánh cha hơn cả các Tổng giám mục nên có những phản ứng không thuận lợi. Mãi tới Công đồng Vatican II, Đức Giáo hoàng Gian XXIII mới chỉnh lại sự bất hợp lý này bằng quyết định các hồng y phải có chức giám mục.
Bộ Giáo luật mới qui định, những người được tiến cử làm hồng y nếu chưa là giám mục phải được thụ phong giám mục.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được miễn chuẩn điều kiện này như trường hợp của các nhà thần học như Urs Von Balthasar, Henri de Lubac, Yves Congar… hay gần đây, giảng viên Phủ giáo hoàng R. Cantanlamessa. Các vị này sẽ không có quyền bỏ phiếu quyết nghị trong các Công đồng hoàn vũ như trước đây.
Công đồng Trentô đã muốn các hồng y phải được chọn từ khắp nơi trên thế giới nhưng cho đến thời Đức Phaolô VI mới có sự mở rộng thật sự cho mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Số hồng y được phép bầu Đức Thánh cha là 120 vị (dưới 80 tuổi). (x. Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bích, C.Ss.R., Hiểu đạo để Sống đạo, Lưu hành Nội bộ, tr. 82-83)
Từ thế kỷ XII, trong các công đồng hoàn vũ, nhiều vị hồng y không có chức giám mục lại được ngồi gần Đức Thánh cha hơn cả các Tổng giám mục nên có những phản ứng không thuận lợi. Mãi tới Công đồng Vatican II, Đức Giáo hoàng Gian XXIII mới chỉnh lại sự bất hợp lý này bằng quyết định các hồng y phải có chức giám mục.
Bộ Giáo luật mới qui định, những người được tiến cử làm hồng y nếu chưa là giám mục phải được thụ phong giám mục.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được miễn chuẩn điều kiện này như trường hợp của các nhà thần học như Urs Von Balthasar, Henri de Lubac, Yves Congar… hay gần đây, giảng viên Phủ giáo hoàng R. Cantanlamessa. Các vị này sẽ không có quyền bỏ phiếu quyết nghị trong các Công đồng hoàn vũ như trước đây.
Công đồng Trentô đã muốn các hồng y phải được chọn từ khắp nơi trên thế giới nhưng cho đến thời Đức Phaolô VI mới có sự mở rộng thật sự cho mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Số hồng y được phép bầu Đức Thánh cha là 120 vị (dưới 80 tuổi). (x. Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bích, C.Ss.R., Hiểu đạo để Sống đạo, Lưu hành Nội bộ, tr. 82-83)
Nhiệm vụ của hồng y
Công việc quan trọng nhất của Hồng y đoàn là bầu Đức thánh cha khi Tông tòa khuyết vị. Ngoài ra, các hồng y còn có vai trò giúp Đức Thánh cha như một hiệp đoàn khi được triệu tập bàn những việc quan trọng của Giáo hội nhất là trong các Cơ Mật viện thường lệ hoặc ngoại lệ (x. GL, # 353), hoặc giúp đỡ trong việc quản trị Giáo hội phổ quát qua những hình thức khác nhau như: đứng đầu các cơ quan giáo triều, đặc sứ của Đức Thánh cha, đại biểu hay quan sát viên tại các hội nghị. (Ibid.)
Đức Hồng y Giovanni Battista Re, niên trường Hồng y đoàn hiện nay
Hồng y đoàn
Hồng y đoàn được chia làm ba đẳng: giám mục, linh mục và phó tế. Các đẳng này mang dấu tích lịch sử của hàng giáo sĩ Rôma:
- Hồng y Giám mục: (Cardinal bishops) là các vị Hồng Y có một tước hiệu của một trong bẩy Giáo phận chung quanh Roma (Ostia – Palestrina – Albano – Frascati – Porto Santa Rufina – Sabina Poggio Mirteto và Velletri Segni).
- Hồng y Linh mục: (Cardinal Priests) đại đa số là các vị đứng đầu các giáo phận trên thế giới.
- Hồng y Phó tế: (Cardinal Deacons) từng là những Giám mục hiệu tòa (Titular Bishops) tức là không coi sóc Giáo phận nào và đang làm việc trọn thời gian trong Giáo Triều.
Đứng đầu Hồng y đoàn là niên trưởng Hồng y đoàn. Ngài sẽ chủ trì những cuộc hội họp. Bình thường, ngài cũng chỉ là người đứng đầu trong số những người đồng hành, nhưng khi Tông tòa khuyết vị, thì ngài có quyền triệu tập các Bộ, các cuộc họp của Hồng y đoàn trước khi vào mật nghị bầu Đức Thánh cha, thông báo cho các hồng y về dự mật nghị.
Niên trưởng Hồng y đoàn luôn giữ tước hiệu tòa Ostia. Ngài có đặc ân truyền chức giám mục cho vị đắc cử giáo hoàng nếu vị này chưa có chức giám mục.
Niên trưởng Hồng y đoàn luôn giữ tước hiệu tòa Ostia. Ngài có đặc ân truyền chức giám mục cho vị đắc cử giáo hoàng nếu vị này chưa có chức giám mục.
Hồng Y Đoàn hiện gồm 252 vị, trong đó 117 vị không có quyền bầu Giáo hoàng. Niên trưởng Hồng y đoàn là Hồng y Giovanni Battista Re 91 tuổi.
- Ảnh trong bài: Vatican Media
Cùng chủ đề