Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,077
- Chủ đề Author
- #1
Ngày 31/1, Đại diện thường trú Tòa Thánh tại Việt Nam – TGM Marek Zalewski đã tới Việt Nam, và chính thức nhận nhiệm vụ kể từ ngày 1/2/2024. Và có lẽ, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ngài là chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Việt Nam của ĐGH Phanxicô.
Ảnh: cgvdt.vn
Như đã thông tin, vào ngày 14/12/2023, nhân chuyến thăm và chúc mừng Lễ Chúa Giáng sinh tại Tòa TGM Huế, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thông báo là đã thay mặt nhà nước Việt Nam kí thư mời Đức Giáo Hoàng sang thăm Việt Nam.
Sau đó ít lâu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nhân lời đến thăm Việt Nam “sớm hết sức có thể”, được thông báo bởi TGM Giuse Nguyễn Năng trong dịp tĩnh tâm cho Linh mục đoàn TGP TP. Hồ Chí Minh hôm 23/1.
Vậy là tương lai không xa, việc người đứng đầu Giáo triều Rôma đặt chân tới Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Và đó sẽ là một sự kiện lịch sử.
Nhắc lại một chút, quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam cũng có những nốt thăng trầm theo chiều dài lịch sử.
Mối quan hệ này khởi đầu tốt đẹp từ thời Lê Thế Tông (1573 – 1599), được ghi chép trong bức thư khắc bằng chữ Hán trên tấm giấy bạc do Chúa Trịnh Tráng gửi Giáo sĩ Andre Palmeiro vào năm 1627, được lưu trữ tại thư viện Vatican.
Ảnh: ilgiornale.it
Thời điểm sau đó, Giáo hội Việt Nam cũng bị vướng vào những cuộc chiến tranh giành quyền lực như tranh chấp Mạc – Lê; Trịnh – Nguyễn phân tranh, rồi Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn. Đỉnh điểm phải kể tới các sắc chỉ cấm đạo tới từ các vua, chúa, khiến hàng trăm ngàn người chịu tử vì đạo.
Sau khi trải qua thời kỳ phong kiến, rồi chia cắt đất nước, và sau năm 1975, Việt Nam thống nhất, trở thành đất nước XHCN, nhưng quan hệ với Tòa Thánh Vatican lúc này vẫn rất lạnh nhạt.
Vậy mà, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đã có một bước tiến ngoạn mục trong việc bang giao giữa Tòa Thánh và nhà nước Việt Nam. Đây là bước đột phá từ vòng họp thứ X của nhóm Công tác hỗn hợp Vietnam – Vatican, khi thống nhất được quy chế cho một Đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Việt Nam đã chính thức có một vị đại diện Đức Thánh Cha thường trực với Cộng đồng tín hữu Việt Nam, và trọng trách này được giao cho TGM Marek Zalewski, hiện đang là Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore. Và có lẽ, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Ngài là chuẩn bị mọi sự cần thiết cho việc ĐGH sang thăm Việt Nam.
Ảnh: BTT TGP Hà Nội
Nếu thực sự xảy ra, sự kiện ĐGH sang thăm Việt Nam là một bước tiến vượt bậc về mặt ngoại giao, một sự kiện lịch sử.
Về phía Việt Nam, đây như một lời khẳng định về việc tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đoàn kết dân tộc của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời là khẳng định sự hội nhập quốc tế, vì tự do tôn giáo là một trong những tiêu chuẩn của một xã hội dân chủ.
Còn về phía Tòa Thánh, hy vọng rằng sau chuyến viếng thăm của ĐGH tới Việt Nam, nhà nước Việt Nam sẽ dần khẳng định và đón nhận những giá trị tốt đẹp mà đạo Công Giáo đang đem lại cho đất nước. Như lời TGM Giuse Nguyễn Năng khi đón tiếp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hy vọng rằng nhà nước cho phép Giáo hội được tham gia vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, mở các chương trình đào tạo phát triển kinh tế,…
Do đó, việc ĐGH tới Việt Nam là một sự kiện vô cùng quan trọng đối với cả Giáo hội, cách riêng với đồng bào tín hữu Việt Nam. Xin cầu nguyện thêm cho ĐGH Phanxicô, cho chuyến viếng thăm này được thuận lợi và đẹp lòng Chúa.
Về phía Việt Nam, đây như một lời khẳng định về việc tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đoàn kết dân tộc của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời là khẳng định sự hội nhập quốc tế, vì tự do tôn giáo là một trong những tiêu chuẩn của một xã hội dân chủ.
Còn về phía Tòa Thánh, hy vọng rằng sau chuyến viếng thăm của ĐGH tới Việt Nam, nhà nước Việt Nam sẽ dần khẳng định và đón nhận những giá trị tốt đẹp mà đạo Công Giáo đang đem lại cho đất nước. Như lời TGM Giuse Nguyễn Năng khi đón tiếp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hy vọng rằng nhà nước cho phép Giáo hội được tham gia vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, mở các chương trình đào tạo phát triển kinh tế,…
Do đó, việc ĐGH tới Việt Nam là một sự kiện vô cùng quan trọng đối với cả Giáo hội, cách riêng với đồng bào tín hữu Việt Nam. Xin cầu nguyện thêm cho ĐGH Phanxicô, cho chuyến viếng thăm này được thuận lợi và đẹp lòng Chúa.
Xem thêm:
- Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận lời đến Việt Nam
- Đâu là nhiệm vụ của vị Đại diện Tòa thánh tại các quốc gia?