Thành viên
- Tham gia
- 21/1/24
- Bài viết
- 68
- Chủ đề Author
- #1
Thỉnh thoảng trên Facebook có một vài bài viết phê phán việc đưa lân vào nhà thờ nhảy múa. Và mới đây, một linh mục được nhiều giáo dân Việt Nam tại hải ngoại thương mến đã lên Youtube phê bình việc múa trống của một giáo xứ. Và trong dịp Tết Nguyên Đán năm con rồng vừa qua, nhiều người trong nhóm ‘sự thật’ đã lên tiếng chỉ trích việc người Công Giáo Việt Nam đã đem rồng, một biểu tượng của ma quỷ trong sách Khải Huyền, vào cung thánh.
Trước khi trả lời chúng ta hãy quay sang Hoa Kỳ, một sự kiện mới đây có thể có liên quan.
4 nữ thổ dân. Ảnh: The Pillar
NCROnline: Vào ngày 19 tháng 3 vừa qua, trong lễ Truyền Dầu tại nhà thờ Chính Tòa Kitô Vua, giáo phận Superior ở tiểu bang Wisconsin. Hoa Kỳ. Trước khi lễ Misa được bắt đầu, có bốn phụ nữ thuộc sắc dân Ojibwe bản xứ ăn mặc theo trang phục truyền thống cầm lông chim và múa trên gian cung thánh, có trống phụ họa, trước đó là một lời cầu nguyện dâng lên Thượng Đế, Đấng Sáng Tạo - the Creator - và trong lúc đó bốn phụ nữ này mặt hướng về bốn hướng Đông Tây, Nam và Bắc.
Ba ngày sau, ngày 22 tháng 3, trong một tweet, tổng giám mục về hưu Carlo Maria Viganò, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã mạt sát nghi lễ này là một buổi lễ phù thủy “shamanic ceremony’ và xem đây là một hành động phạm thánh đã làm ô uế nhà thờ Chính Tòa giáo phận Superior. Ông cũng kết án Giám mục James P. Power phải chịu trách nhiệm cho vụ phạm thánh nghiêm trọng trên. Ngoài ra ông còn dán nhãn giám mục Powers “không phải là một người Kế Vị các thánh Tông Đồ nhưng là một tên hầu của phái Tam Điểm.”
Vào ngày 5 tháng Tư vừa qua, Giám Mục Powers đã bộc trực đáp lời với những lời lẽ mạnh mẽ để phản đối luận điệu của đức tổng về hưu. Ngài minh định Giáo Phận Superior đã có một truyền thống lâu đời “tuyên dương di sản của người bản xứ Hoa Kỳ trước những dịp lễ trọng đại”
Và giám mục Powers đã dẫn chứng ngày ngài lãnh nhận trách vụ giám mục giáo phận Superior cũng có buổi lễ như thế này được tiến hành vào Tháng Hai năm 2016 (và điều mỉa mai là) đức tổng Viganò, lúc đó là khâm sứ tòa thánh, đã đến tham dự nhưng đã không bao giờ đưa ra những quan ngại.
Giám mục Power. Ảnh: The Pillar
PillarCatholic: Những buổi lễ “đốt hương” hoặc “hun khói” như thế này vẫn thường được cử hành ở tại các xứ đạo nơi có nhiều người bản xứ Hoa Kỳ sinh sống. Ngay cả các đức giáo hoàng cũng tham dự những nghi lễ như thế thường được tổ chức trước khi cử hành thánh lễ Misa.
Ở Hoa kỳ các giám mục cũng tham dự những nghi lễ tương tự của người bản xứ, như là một phần của việc hội nhập văn hóa phụng vụ.
Việc ‘đốt hương,’ ‘hun khói,’ múa lân, múa trống, hay đưa rồng lên gian cung thánh là truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, giáo hội đã nói gì về những truyền thống văn hóa này?
Chúng ta hãy đọc tông thư của Đức Phanxicô Niềm Vui Tin Mừng “Evangelii gaudium” đoạn 117.
Tạm dịch:
117. Khi được hiểu thích hợp, đa dạng văn hóa không phải là mối nguy cho sự hiệp nhất Kitô hữu. Chúa Thánh Thần, được Chúa Cha và Chúa Con sai đến, chuyển hóa tâm can chúng ta và cho chúng ta có thể đi vào sự hiệp thông hoàn hảo của Ba Ngôi, nơi mọi sự tìm được hiệp nhất.
Chúa Thánh Thần xây dựng lên sự hiệp thông và hài hòa của dân Chúa. Đó chính là cùng Chúa Thánh Thần trong sự hài hòa, cũng như Ngài là chất keo yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Đó chính là Người mang đến những món quà trú phú đa dạng, trong cùng một lúc tạo nên sự hiệp nhất không bao giờ đồng dạng nhưng có nhiều khía cạnh và mang đến hài hòa.
Việc rao giảng tin mừng vui mừng đón nhận những kho báu đa dạng Chúa Thánh Thần đã đổ xuống trên Giáo Hội. Chúng ta sẽ không thể hiểu logic của sự nhập thế nếu chúng ta chỉ nghĩ rằng Kitô giáo chỉ có một nền văn hóa đơn điệu.
Trong khi đúng là có một vài nền văn hóa liên quan mật thiết với việc rao giảng Tin Mừng và sự phát triển tư tưởng Kitô giáo, (nhưng) những thông điệp được khải lộ không mang căn tính với những nền văn hóa trên; vì nội dung chứa đựng của nó là xuyên qua những nền văn hóa.
Vì thế trong việc rao giảng tin mừng ở những nền văn hóa mới, hay những nền văn hóa chưa nhận biết thông điệp Đức Kitô, không nên áp đặt một hình thể văn hóa chuyên biệt, cho dù nó có đẹp đẽ hay truyền thống biết bao, cùng với Tin Mừng. Sứ điệp chúng ta rao giảng luôn có một bộ áo văn hóa nhất định, nhưng chúng ta trong Giáo Hội đôi khi lại rơi vào một sự hời hợt nông cạn không cần thiết, và do đó (chúng ta) cho người khác thấy sự cuồng tín hơn là lòng nhiệt thành rao giảng tin mừng chân thật.
Kết luận: những việc ‘đốt hương,’ ‘hun khói,’ múa lân, múa trống, và đặc biệt người Công Giáo Việt Nam có một truyền thống tốt đẹp: dâng hoa mừng Đức Mẹ vào mỗi tháng hoa … là những ‘kho báu văn hóa’ quý giá mà Chúa Thánh Thần đã trao tặng, chúng ta nên trân trọng, và những truyền thống trên có thể thực hiện trước hoặc sau thánh lễ.
Rồng là biểu tượng Ma Quỷ ở trong sách Khải Huyền, còn với người dân Việt, Rồng không phải là biểu tượng ma quỷ. Nên việc đưa rồng vào nhà Chúa chẳng có gì sai, hơn thế nữa, người Việt còn tự hào mình là Con Rồng Cháu Tiên!
Ghi Chú:
- Trang Tweet (X) chính thức của đức tổng Carlo Maria Viganò, dòng tweet gây tranh cãi của ngài đã biến mất, nhưng nhiều dòng tweet chống đối Đức Phanxicô vẫn còn.
Trong bài viết trên có hai đoạn trích đức tổng đã mạ lỵ cả Đức Phanxicô khi ông viết: Giám mục Powers là một “squalid official of the ecumenical religion, a dutiful executor of Santa Marta's wishes,” và thêm vào “to see that the participants in the profanations of the Bergoglian sect are almost all of advanced age" was "comforting."”
Casa Santa Marta là nơi Đức Phanxicô đang ở thay vì Phủ Tông Tòa.
“Bergoglian sect” tà giáo ‘Bergoglio’ tên cúng cơm của Đức Phanxicô
Tuy vậy khi dịch cùng một sự kiện, một tờ báo công giáo đã ‘né’ việc dịch phần chống đối Đức Phanxicô của đức tổng bằng một bài báo khác không có đoạn trích này.
Casa Santa Marta là nơi Đức Phanxicô đang ở thay vì Phủ Tông Tòa.
“Bergoglian sect” tà giáo ‘Bergoglio’ tên cúng cơm của Đức Phanxicô
Tuy vậy khi dịch cùng một sự kiện, một tờ báo công giáo đã ‘né’ việc dịch phần chống đối Đức Phanxicô của đức tổng bằng một bài báo khác không có đoạn trích này.
Vào năm 2018, đức tổng Carlo Maria Viganò cùng với một số người chống đối Đức Phanxicô đã mở một cuộc tổng tiến công đánh trực diện vào Ngài mà theo tờ New York Times viết: “lá thư tố của Carlo Maria Viganò có những tố cáo không được kiểm chứng và những đòn tấn công cá nhân” và mô tả đây là một tuyên bố khai chiến ngoại thường với giáo triều Phanxicô trong lúc giáo triều có lẽ dễ bị tổn thương nhất.
Viganò's letter contained "unsubstantiated allegations and personal attacks," and described it as "an extraordinary public declaration of war against Francis' papacy at perhaps its most vulnerable moment.
Viganò's letter contained "unsubstantiated allegations and personal attacks," and described it as "an extraordinary public declaration of war against Francis' papacy at perhaps its most vulnerable moment.