Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
61
Năm Thánh 2025 với khẩu hiệu ‘NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG CỦA HY VỌNG’. Biến ‘Nợ thành hy vọng’ cũng là điều quan trọng của những người ‘hành hương’, họ sẽ được nghe Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn điện của Toà thánh công bố Sứ điệp Hoà Bình “Xin tha nợ chúng con: Xin ban bình an cho chúng con”. Chủ đề này thể hiện được sự đồng điệu với ý nghĩa Kinh Thánh và tinh thần của Giáo hội trong Năm Thánh (bắt đầu từ ngày 24.12), được lấy từ những suy tư của Đức Phanxico ở thông điệp Laudato si’Fratelli Tutti.



phailamgi_Năm Thánh 2025 Nợ - Xóa nợ_cv1.jpg


NỢ - XÓA NỢ

Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025 “Spes non Confundit” (Hy vọng không làm thất vọng), Đức Phanxico kêu gọi các quốc gia giàu nhất thế giới hãy “nhận ra sự giàu có dư dả của mình, sẳn sàng quên quá khứ để tiến tới xóa nợ cho những nước vô phương trả nợ”. “Để đưa thế giới đến ngưỡng hòa bình, hãy cam kết khắc phục những nguyên nhân sâu xa nhất của sự bất công, giải quyết những khoản nợ nần phi lý và vô phương hoàn trả, và trao miếng ăn cho người bị đói”.

Chủ tịch Caritas Quốc tế, Hồng Y Tarcisius Kikuchi làm rõ thêm: “Nợ không chỉ là gánh nặng kinh tế mà còn là một cuộc khủng hoảng đạo đức. Truyền thống Năm Thánh kêu gọi chúng ta hành động với lòng trắc ẩn, khôi phục lại niềm hy vọng cho những người bị áp bức bởi nợ nần. Khi bước vào Năm Thánh, chúng ta phải biến món nợ thành cơ hội cho công lý và đổi mới.”

Mỗi dịp Năm Thánh luôn nhắc đến ‘Nợ và Xoá nợ’, điều này hàm chứa ‘đức Công Bình’ cần phải được triển khai ở mối quan hệ xã hội: từ đơn vị nhỏ giữa hai người, đến nhiều người và rộng lớn ở cấp quốc gia, quốc tế.

“Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ cấp bách (…) Trong khi 80% nợ toàn cầu mới vào năm 2023 đến từ các nước giàu thì các nước đang phát triển phải đối mặt với chi phí cao nhất, với lãi suất cao hơn tới 12 lần. Số quốc gia nghèo ở Châu Á và Châu Phi, nơi chỉ chiếm 2% nợ công toàn cầu, phải chịu một số gánh nặng trả nợ nặng nề nhất. Lạm phát gia tăng, cho vay không công bằng và những cú sốc kinh tế như COVID-19 đã làm tăng thêm áp lực lên các nguồn lực, ngăn cản các nước nghèo đầu tư vào con người và tương lai của họ. Sự mất cân bằng này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn tác động đến những cá nhân và nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Các gia đình không còn được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trẻ em buộc phải bỏ học và cộng đồng chưa sẵn sàng ứng phó với thảm họa khí hậu.” (https://www.caritas.org/2024/12/car...bilee-turn-debt-into-hope-campaign-2/?lang=fr)


phailamgi_Năm Thánh 2025 Nợ - Xóa nợ_cv2.jpg

NỢ - XOÁ NỢ, AI LÀM VIỆC NÀY?

Bài viết này không đào sâu vào việc ‘NỢ - XOÁ NỢ’ trên bình diện Quốc gia, Quốc tế, và những Nhà đầu tư xuyên quốc gia: họ cần lắng nghe Lời Mời Gọi Xoá nợ của nhà luân lý & đạo đức, đặc biệt, tiếng nói của các Đức Giáo Hoàng

Chúng tôi chỉ muốn góp ý để bạn suy tư ‘Nợ - Xoá nợ’ trong cuộc sống thường ngày, bởi vì ai trong chúng ta cũng đã ‘mắc nợ’ và ai trong chúng ta cũng mong được ‘xoá nợ’

‘Nợ và Xoá nợ’ xảy ra thế nào ?
  • Tình huống này từng xảy ra nơi mỗi chúng ta : mượn tiền bạc hay bất cứ món đồ vật nào, chúng ta đang nợ. Khi đòi trả, bạn phản ứng thế nào? Bạn có sẳn sàng “Xoá nợ’ nếu được van xin ?
  • Tình huống này từng xảy ra giữa người giàu và kẻ nghèo: nghèo thường vay mượn tiền bạc, bạn có sẳn sàng Xoá nợ và xoá nợ thế nào nếu người nghèo van xin ? Xoá nợ thế nào để người nghèo không mặc cảm, không thấy phẩm giá bị chà đạp.
  • Chúng ta thường được nhận nhiều tờ rơi: VAY MƯỢN TIỀN DỄ DÀNG VÀ TRẢ LÃI. Đã không ít nhà nghèo vì ‘lừa gạt’ của tờ rơi mà bị ‘xiết nợ’ đến nỗi tán gia bại sản. Bạn suy nghĩ gì thực trạng đau lòng này ?
  • Tiệm hay Cửa hàng CẦM ĐỒ thỉnh thoảng bạn xem thấy trên đường đi có hàng chữ “uy tín, lãi xuất thấp”, dù được quảng bá hay ho thế nào thì CẨM ĐỐ vẫn là hình thức kinh doanh cho vay nợ và dễ dàng xiết nợ khi bạn làm sai hợp đồng. Môi trường này không thể nói ‘xoá nợ!’ Theo bạn, người Công giáo có nên kinh doanh hình thức này ?
Một trong nhiều hình thức có nhiều rủi ro khi trở thành ‘con nợ’ là chơi hụi, góp vốn làm ăn và chúng ta không thể dùng từ ‘xoá nợ’, xin phép link “Hiện nay, một trong những hình thức góp vốn phổ biến trong dân là hụi” để bạn đọc cảnh tỉnh ... https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/hui--hinh-thuc-gop-von-con-nhieu-rui-ro-168846.aspx

phailamgi_Năm Thánh 2025 Nợ - Xóa nợ_1.jpg

NỢ KHÔNG CHỈ LÀ GÁNH NẶNG KINH TẾ MÀ CÒN LÀ MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẠO ĐỨC.

Nợ thì phải trả.

Xoá nợ là bổn phận của tín hữu sống theo Lời Kinh Lạy Cha “xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” vì nếu chúng ta không biết xoá nợ, chúng ta sẽ giống ‘tên đầy tớ không biết thương xót’ (Mt 18:21-35)

Xin Thiên Chúa là Cha: tha thứ cho chúng ta, cho chúng ta nhận biết mình là kẻ tội lỗi trước mặt Ngài. Đồng thời, chúng ta cũng tuyên xưng Lòng Thương Xót của Ngài, qua Ngài “chúng ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi” (Cl 1, 14). Nhớ cho, lời cầu xin của chúng ta là lời cầu xin của một tội nhân đang ‘Mắc nợ’ mong được nhậm lời, với điều kiện là, về phần chúng ta, chúng ta phải ‘Xoá nợ’ trước.

  • Ảnh trong bài: Canva
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
472
Cám ơn tác giả! Bài viết rất ý nghĩa vào những ngày cuối năm và khởi đầu năm thánh! Nếu được xin tác giả giúp chúng tôi bài viết về nghề cầm đồ như tác giả đã nêu? Tại sao lại không được cầm đồ, vì luật pháp hiện không cấm?
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên