Nên gọi TGM Marek Zalewski là "Sứ Thần Tòa Thánh"?

4.20 star(s) 5 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
471

Sau khi đạt được thỏa thuận về quy chế của Văn phòng Đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Vatican của ông Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng (27/7/2023), ngày 23/12/2023, Đức Thánh cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Marek Zalewski là "Đại diện Tòa thánh Thường trú đầu tiên tại Việt Nam".​

Trước đó, từ năm 2018, ngài làm Đại diện Tòa thánh không thường trú tại Việt Nam.

Sau hơn một tháng kể từ ngày được bổ nhiệm, ngày 31/1/2024, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski đã đến Hà Nội đảm nhận nhiệm vụ và "tạm cư trú" tại khách sạn Pan Pacific, số 1 đường, Thanh Niên, quận Ba Đình Hà Nội, cho tới khi hai bên thỏa thuận được vị trí Tòa thánh đặt Văn phòng Đại diện.

Cover_Nên gọi TGM Marek Zalewski là Đại diện Tòa thánh Thường trú hay Sứ Thần Tòa Thánh_phaila...jpg
TGM Marek Zalewski thăm GP Lạng Sơn. Ảnh: GP. Ban Mê Thuột

Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, Phía Tòa thánh, qua Hội Đồng Giám mục Việt Nam, đang làm đơn xin cấp đất và được phía chính phủ đề nghị một khu đất tại huyện Phú Xuyên, ngoại thành Hà Nội.

Liên quan đến vai trò của Đại diện Tòa thánh Thường trú, trong cuộc trả lời phỏng vấn của Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngày 8/2/2024, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski cho biết:

"Các đại sứ, tham tán và công ước quốc tế đều đưa ra ba điểm khác biệt trong ngành ngoại giao. Khi hai nước có quan hệ ngoại giao toàn diện. Chúng tôi gọi là đại sứ hoặc sứ thần Tòa Thánh. Nếu một sứ thần đang cư trú tại một quốc gia thì được gọi là Sứ thần Tòa Thánh thường trú. Nếu sứ thần chỉ coi sóc một quốc gia từ một quốc gia khác được gọi là Sứ thần Tòa thánh không thường trú. Trong trường hợp của tôi ở Việt Nam, tôi được gọi là Đại diện Tòa Thánh thường trú vì Chính phủ Việt Nam và Tòa Thánh vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức. Đây là lý do tôi ở đây, không phải tư cách là nhà ngoại giao với quyền miễn trừ và đặc quyền ngoại giao. Nhưng văn phòng của tôi thường trú tại Hà Nội nên thực tế tôi làm việc và được coi là Sứ thần Tòa Thánh. Thay vào đó, các Khâm sứ Tòa Thánh là đại diện của Giáo hoàng có thể đến thăm bất kỳ quốc gia nào vào bất kỳ lúc nào nhưng không được cư trú và không có văn phòng thường trú tại quốc gia đó." (hết trích)

Nên biết, về phương diện ngoại giao, Tòa Thánh thường cử các Sứ thần hay Khâm sứ làm đại diện cho Tòa thánh tại các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc một số tổ chức quốc tế.

Danh xưng Sứ thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) được dùng khi Tòa Thánh Vatican đã thiết lập được quan hệ ngoại giao chính thức và đầy đủ với một quốc gia nào đó.

Còn Khâm sứ Tòa thánh (Apostolic Delegate) là người đại diện cho Tòa Thánh tại các quốc gia mà Tòa Thánh không có quan hệ ngoại giao. Khâm sứ được giáo hoàng phái đến những quốc gia này để làm người liên hệ với Giáo hội Công giáo ở nước sở tại trên lãnh vực phụng tự.

TGM Marek_phailamgi.jpg

Ảnh: giaophanvinhlong.net

Trong nội bộ Giáo hội Công giáo, phẩm vị Khâm sứ Tòa Thánh ngang bằng với vị Sứ thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) vì đều là Đại diện Tòa thánh, và hầu hết là một tổng giám mục; nhưng về mặt quan hệ quốc tế thì Khâm sứ không có tư cách ngoại giao chính thức như Sứ thần. Dù vậy, ở một số quốc gia thì Khâm sứ cũng có được một số thẩm quyền nhỏ về ngoại giao. Nơi ở và làm việc của Khâm sứ gọi là Tòa Khâm sứ.

Theo Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, lý do ngài ở Việt Nam là vì Tòa thánh và Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nên ngài được gọi là "Đại diện thường trú" – một cách gọi mang tính kỹ thuật trong quá trình đối thoại giữa Việt Nam và Vatican kéo dài suốt hơn 30 năm qua.

Nhưng, vẫn theo Đức Tổng Marek Zalewski, vì ngài có Văn phòng tại Hà Nội, nên ngài "làm việc và được coi là Sứ thần của Tòa Thánh (Apostolic Nuncio)." (Hết trích)

Phải chăng trong mối quan hệ ngoại giao phức tạp giữa Việt Nam và Vatican, cần phải hiểu phẩm vị "Đại diện Thường Trú" cũng là "Sứ Thần Tòa Thánh", mặc dù hai bên chưa chính thức có quan hệ ngoại giao?

Xem thêm:
 
Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
9
Cái từ kia là nn đặt, còn dân Chúa thì cứ gọi đúng tên và ý nghĩa là "sứ thần Tòa thánh" thôi, trong lời nói và cả các văn bản. Vậy mới đúng.
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên