Nếu linh mục đọc không đúng công thức bí tích, thì bí tích đó có thành sự không?

3.80 star(s) 5 Votes
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
98
Không biết ở đây có ai giải đáp cho em được thắc mắc này không? Giả sử trong lúc rửa tội, linh mục có thể cố ý hay vô tình đọc sai công thức so với bản chính thức của Giáo Hội. Vậy thì bí tích rửa tội có được thành sự không ạ? Tương tự với các bí tích khác. Đây là thắc mắc thôi, mong mọi người đừng ném đá.

ba-hinh-thuc-rua-toi-khac-nhau-trong-hoi-thanh-cong-giao.jpg
 
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
235
Hóng câu trả lời cùng bạn, mình cũng đang thắc mắc
 
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
765
Theo từ điển công giáo thì "Mỗi bí tích đều có hai yếu tố là mô thể và chất thể. Bí tích chỉ thành sự khi có đồng thời hai yếu tố này. Ví dụ: trong Bí Tích Thánh Thể, mô thể là lời đọc khi truyền phép, chất thể là bánh và rượu."
 

.

Thành viên
Tham gia
3/8/23
Bài viết
76
{tuyệt vời}
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
439
Để bí tích thành sự cần hai yếu tố chất thể và mô thể. Chẳng hạn, trong việc cử hành Bí tích thánh thể, chất thể là bánh rượu, mô thể là lời truyền phép. Khi truyền phép, thừa tác viên của Bí tích là các Giám mục và linh mục phải đọc đúng công thức.

Việc cố ý sửa đổi mô thể [công thức từ ngữ] của một bí tích hoặc chất thể [chẳng hạn như nước, dầu hoặc bánh] luôn là một hành vi bất hợp pháp nghiêm trọng và đáng phải chịu một hình phạt thích đáng, nghiêm khắc bởi vì những hành vi tùy tiện tương tự như vậy là có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng cho đoàn dân trung tín của Thiên Chúa.”

Vô tình đọc sai thì đọc lại thôi!
 
  • Love
Like: .
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
439
Ngày 06/8/2020, liên quan tới việc, một số thừa tác viên bí tích rửa tội thay vì đọc công thức đúng: “Tôi/cha rửa anh/chị/con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, thì lại đọc "“Nhân danh cha mẹ, cha/mẹ đỡ đầu, ông bà, các thành viên trong gia đình, nhân danh cộng đoàn, chúng tôi (số nhiều) rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần", Bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra câu trả lời, việc thay đổi công thức như thế làm cho bí tích không thành sự. Bác nào đã được rửa tội theo công thức sáng chế đó, phải đi rửa lại mới hết tội tổ tông.
 
  • Love
Like: .
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
98
Ngày 06/8/2020, liên quan tới việc, một số thừa tác viên bí tích rửa tội thay vì đọc công thức đúng: “Tôi/cha rửa anh/chị/con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, thì lại đọc "“Nhân danh cha mẹ, cha/mẹ đỡ đầu, ông bà, các thành viên trong gia đình, nhân danh cộng đoàn, chúng tôi (số nhiều) rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần", Bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra câu trả lời, việc thay đổi công thức như thế làm cho bí tích không thành sự. Bác nào đã được rửa tội theo công thức sáng chế đó, phải đi rửa lại mới hết tội tổ tông.
Vậy thì căng. Vì giờ có phương tiện ghi hình mới có thể biết linh mục đọc đúng hay không. Ngày xưa nhỡ sai mà không biết thì thành ra chưa được rửa tội. Trước tôi có đi tham dự thánh lễ hôn phối, nhớ rõ là chú rể đọc thiếu từ "tôn trọng" trong lời hứa hôn. Cũng không đọc lại, như vậy bí tích đó có thành sự không?
 
Tham gia
21/1/24
Bài viết
68
Mỉnh đang dịch dở một bài viết khá hay về lãnh vực này, đây mới chỉ là phần đầu:

Nếu linh mục đọc không đúng công thức bí tích, thì bí tích đó có thành sự không?​

(Quan điểm riêng: Là giáo dân xin đừng lo lắng)

(Tạp chí dòng Tên Hoa Kỳ)
Đức Thánh Cha mới chuẩn thuận một văn kiện có tính cách thấp hơn một tuyên ngôn (“note,” a lower-level document than a declaration) của Thánh Bộ Tín Lý “Gestis Verbisque” tạm dịch “Hành Động và Ngôn Từ” trong đó tái khẳng định giáo lý truyền thống của Giáo Hội về việc ban phép bí tích và kiên định yêu cầu những thừa tác viên ban phép bí tích; linh mục và tu sĩ, phải sử dụng từ vựng đúng hình thể và những chất liệu hợp lệ để bảo đảm bí tích được ban hành cách hợp luật.

(theo WherePeteris)
Trước đây, vào tháng 8 năm 2020, Thánh Bộ Tín Lý cũng đã trả lời vấn nạn này cho hai nghi ngờ ‘dubia’ khi Linh mục rửa tội nói “Chúng tôi/chúng ta (we) rửa tội cho bạn” thay vì phải nói “Ta (I) rửa tội cho con”

Theo câu trả lời của Thánh Bộ thay đổi từ số ít “ta” thành số nhiều “chúng ta” đã làm cho bí tích rửa tội bị vô hiệu hóa (invalidates) và “bất cứ ai đã lãnh nhận bí tích thánh tẩy kiểu này phải được tái làm phép bí tích thánh tẩy” (dòng chữ trên đã được nhấn mạnh bằng cách in nghiêng.) Lý do là vì bí tích rửa tội phải “được cử hành Không phải dưới tên một người nhưng trong Ngôi Vị đức Kitô.” baptism must “be performed not in one’s own name, but in the person of Christ.” Trích trong văn kiện Sacrosanctum Concilium 7) của Công Đồng Vatican II “Khi ai đó lãnh nhận bí tích rửa tội, Chính Đức Kitô rửa tội (người đó)” “When anyone baptizes, Christ himself baptizes”

Còn tiếp.
 
Tham gia
21/1/24
Bài viết
68

Nếu linh mục đọc không đúng công thức bí tích, thì bí tích đó có thành sự không?​

(tiếp theo)
Cho mình xin lỗi, vì mình cũng phải lo ‘cơm áo gạo tiền như mọi người.

Nếu bạn biết chắc:
Nếu một người biết rõ ràng và có bằng chứng cụ thể (knows as a matter of fact) là họ đã được chịu phép rửa tội không hợp luật, thì họ nên, trong sự vâng phục quyết định Đức Thánh Cha, xin tái rửa tội. Nếu con cái bạn cũng chịu phép rửa theo công thức sai, bạn có thể chữa lỗi bằng cách liên lạc với một linh mục hoặc phó tế. Trong trường hợp nguy kịch sinh tử, chính bạn có thể làm phép rửa cho người khác, bạn có thể sử dụng nước trong bồn rửa chén hoặc bồn tắm. (Dù phép rửa tội thường được một giáo sĩ thực hiện, nhưng ai cũng có thể rửa tội người khác trong những trường hợp ngoại thường) …

Nhưng nếu bạn không chắc lắm?
Nhưng nếu bạn không chắc lắm; đây là lúc việc quá ưu tư luôn bị ám ảnh (scrupulosity*) và suy tưởng về bí tích và xem bí tích như thể là một điều thần kỳ trở nên nguy hiểm. Trường hợp riêng biệt này có lẽ được xem là độc nhất, nhưng nó luôn có thể hình thành những hồ nghi khó chịu về sự hợp lệ của bí tích. Giáo Hội dạy rằng để bí tích được hợp luật, người trao ban bí tích phải ‘có chủ ý thực hiện những gì Giáo Hội đưa ra’ (ở nghĩa rộng hơn: những người chủ sự không cần phải có một số kiến thức thần học.) Lấy ví dụ trong một vở kịch, một bộ phim, bạn thực hiện việc rửa tội, thì đó không phải là một bí tích. Thậm chí một người vô thần cũng có thể làm phép rửa hợp luật, nếu như họ có chủ ý làm thế. Những người vô thần này có thể không tin vào phép rửa thậm chí họ còn không hiểu, nhưng nếu họ thực sự hiểu rằng đây là một nghi lễ của đạo Kitô mà qua phép rửa này người chịu phép rửa trở thành Kitô hữu, vậy là đủ.

Tuy nhiên, nếu bạn luôn ám ảnh vì nghi ngờ, bạn sẽ luôn đặt nghi vấn không biết chủ ý của người thực hiện bí tích có đúng không. Vị linh mục này là ‘đồ giả?’ Nếu như đang đọc phép lành tha tội nhưng vị linh mục này lại nghĩ đến trận đá banh gay cấn vừa qua? Việc này có hệ trọng không? Thực ra là có - nhưng với một người bị chứng bệnh quá đa nghi sẽ luôn luôn nghi ngờ. Và vấn đề giờ đây ở trong não trạng thần kinh.

Hãy ngừng ngay lập tức những mối hồ nghi này (nip in the bud) vì nó gây hại cho đời sống Kitô hữu và chiều kích linh thánh. Chúng sẽ cổ võ những luồng tư tưởng thần kỳ và làm chúng ta sao nhãng với những việc làm cần thiết để được cứu độ: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng kẻ tù đày, cầu nguyện cho người khác …. Trừ phi bạn biết rõ mình được chịu phép rửa tội không hợp luật, hãy diệt luồng suy nghĩ này từ trong trứng nước. Tôi không ngăn bạn xem đi xem lại những hình ảnh video cũ, nhưng tôi khuyên các bạn đừng. Sao vậy, cho tới nay chắc có lẽ 99.999% những người công giáo chẳng có được video rửa tội này. Tôi cũng không có, con cái tôi cũng vậy, cho dù chúng được sinh ra với chiếc điện thoại di động trên tay.

Còn tiếp
Các bạn có thể đến bản gốc này để xem vì có nhiều ý tưởng rất hay.

 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên