Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 597
- Chủ đề Author
- #1
Hiến chế về Phụng vụ Thánh của Công đồng Vaticanô II khẳng định: “Trong những hoạt động cao quí nhất của tài trí con người, đặc biệt phải kể đến mỹ thuật, nhất là nghệ thuật tôn giáo và tột đỉnh chính là nghệ thuật thánh.”
Ảnh: pixino.com
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có sự liên quan mật thiết tới sự thánh thiêng, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II từng khẳng định, thông qua nghệ thuật, con người thấy mình giống với Thiên Chúa.
Do đó, khi nói tới nghệ thuật thánh, là nói tới sự “diễn tả vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa qua những tác phẩm của nhân loại. Nghệ thuật này càng làm cho Thiên Chúa được ca tụng và tôn vinh hơn, một khi những tác phẩm đó không chủ đích nào khác ngoài sự tích cực góp phần hướng tâm trí con người về cùng Chúa cách đạo đức”. (Công đồng Vaticanô II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh Sacrosanctum Concilium (04-12-1963), #122. )
Cũng theo Giáo huấn của Công đồng Vaticanô II, nghệ thuật thánh là một trong những hoạt động cao quý nhất của tâm trí con người và là một phần của mỹ thuật tôn giáo, nhằm không chỉ làm đẹp, mà còn diễn đạt thế giới tâm linh nằm bên ngoài những gì con mắt trần tục có thể xem đến.
Công đồng Vaticanô II xem trọng vai trò của nghệ thuật thánh, coi đó là biểu tượng của thế giới siêu nhiên được sử dụng nơi trần thế, như trong các nhà thờ, nhà nguyện hay đất thánh,…Do đó, Giáo hội luôn coi trọng và bảo tồn kho tàng nghệ thuật của mình cách cần thận qua hàng thế kỷ.
Ảnh: pixino.com
Tuy nhiên, để xác định một tác phẩm có thuộc về nghệ thuật thánh hay không là điều không dễ dàng. Một tác phẩm được coi là “thánh” khi nó được tạo ra để sử dụng tại nơi “thánh”, nơi mà các Ki-tô hữu có thể tập trung gặp gỡ, cầu nguyện và thờ phượng Thiên Chúa, phân biệt với các tác phẩm sử dụng ở nơi thông thường. (x. GLHTCG #1161)
Không gian tư gia của mỗi gia đình cũng có thể xuất hiện nghệ thuật thánh, vì đó là nơi thông thường sẽ đặt bàn thờ Thiên Chúa để các thành viên trong gia đình cùng nhau cầu nguyện mỗi ngày. Và tùy theo lòng mến, mà nhiều người có thể đặt các tác phẩm nghệ thuật thánh nơi bàn làm việc, sân vườn, để hướng tâm trí làm việc lên Chúa. (x. GLHTCG #1161)
Do đó, mục đích của nghệ thuật thánh không chỉ dừng lại ở việc trang trí cho bối cảnh sinh động, mà còn để phục vụ tâm tình thờ phượng, tạo nên một vị thế đặc biệt cho nghệ thuật thánh trong cộng đồng. (x. GLHTCG #1192)
Ảnh: pixino.com
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng khẳng định, nghệ thuật thánh là “đỉnh cao” của nghệ thuật tôn giáo, khi đã phản ánh cách nào đó vẻ đẹp vô cùng của Thiên Chúa, hướng tâm trí con người về với Ngài, và làm cho sự nhận biết Ngài được bày tỏ rõ ràng hơn. (x. Thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi các nghệ sĩ, #11)
Tóm lại, nghệ thuật trở nên “thánh” khi nó nói lên điều gì đó về Thiên Chúa và mang sứ vụ đem Chúa gần hơn với tâm trí con người. Nghệ thuật thánh có khả năng đem sự thánh thiêng vào yếu tố vật chất như vai trò của một tư tế. Chỉ khi nào có sự hiện diện của Đấng siêu việt, nghệ thuật mới trở nên “thánh”, và có sức lay chuyển, biến đổi chúng ta xa khỏi những gì chúng ta đang là.
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có sự liên quan mật thiết tới sự thánh thiêng, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II từng khẳng định, thông qua nghệ thuật, con người thấy mình giống với Thiên Chúa.
Do đó, khi nói tới nghệ thuật thánh, là nói tới sự “diễn tả vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa qua những tác phẩm của nhân loại. Nghệ thuật này càng làm cho Thiên Chúa được ca tụng và tôn vinh hơn, một khi những tác phẩm đó không chủ đích nào khác ngoài sự tích cực góp phần hướng tâm trí con người về cùng Chúa cách đạo đức”. (Công đồng Vaticanô II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh Sacrosanctum Concilium (04-12-1963), #122. )
Cũng theo Giáo huấn của Công đồng Vaticanô II, nghệ thuật thánh là một trong những hoạt động cao quý nhất của tâm trí con người và là một phần của mỹ thuật tôn giáo, nhằm không chỉ làm đẹp, mà còn diễn đạt thế giới tâm linh nằm bên ngoài những gì con mắt trần tục có thể xem đến.
Công đồng Vaticanô II xem trọng vai trò của nghệ thuật thánh, coi đó là biểu tượng của thế giới siêu nhiên được sử dụng nơi trần thế, như trong các nhà thờ, nhà nguyện hay đất thánh,…Do đó, Giáo hội luôn coi trọng và bảo tồn kho tàng nghệ thuật của mình cách cần thận qua hàng thế kỷ.
Ảnh: pixino.com
Tuy nhiên, để xác định một tác phẩm có thuộc về nghệ thuật thánh hay không là điều không dễ dàng. Một tác phẩm được coi là “thánh” khi nó được tạo ra để sử dụng tại nơi “thánh”, nơi mà các Ki-tô hữu có thể tập trung gặp gỡ, cầu nguyện và thờ phượng Thiên Chúa, phân biệt với các tác phẩm sử dụng ở nơi thông thường. (x. GLHTCG #1161)
Không gian tư gia của mỗi gia đình cũng có thể xuất hiện nghệ thuật thánh, vì đó là nơi thông thường sẽ đặt bàn thờ Thiên Chúa để các thành viên trong gia đình cùng nhau cầu nguyện mỗi ngày. Và tùy theo lòng mến, mà nhiều người có thể đặt các tác phẩm nghệ thuật thánh nơi bàn làm việc, sân vườn, để hướng tâm trí làm việc lên Chúa. (x. GLHTCG #1161)
Do đó, mục đích của nghệ thuật thánh không chỉ dừng lại ở việc trang trí cho bối cảnh sinh động, mà còn để phục vụ tâm tình thờ phượng, tạo nên một vị thế đặc biệt cho nghệ thuật thánh trong cộng đồng. (x. GLHTCG #1192)
Ảnh: pixino.com
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng khẳng định, nghệ thuật thánh là “đỉnh cao” của nghệ thuật tôn giáo, khi đã phản ánh cách nào đó vẻ đẹp vô cùng của Thiên Chúa, hướng tâm trí con người về với Ngài, và làm cho sự nhận biết Ngài được bày tỏ rõ ràng hơn. (x. Thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi các nghệ sĩ, #11)
Tóm lại, nghệ thuật trở nên “thánh” khi nó nói lên điều gì đó về Thiên Chúa và mang sứ vụ đem Chúa gần hơn với tâm trí con người. Nghệ thuật thánh có khả năng đem sự thánh thiêng vào yếu tố vật chất như vai trò của một tư tế. Chỉ khi nào có sự hiện diện của Đấng siêu việt, nghệ thuật mới trở nên “thánh”, và có sức lay chuyển, biến đổi chúng ta xa khỏi những gì chúng ta đang là.
Phải làm gì?
CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh, số 124.
“Giáo Hội đã không hề coi một kiểu nghệ thuật nào như là của riêng, nhưng công nhận các kiểu của bất cứ thời đại nào, tùy theo đặc tính và hoàn cảnh của các dân tộc, cũng như tùy theo nhu cầu của các nghi lễ; những kiểu nghệ thuật này, trải qua các thế kỷ, đã tạo nên một kho tàng nghệ thuật cần phải hết sức duy trì cẩn thận. Ngay cả những nghệ thuật trong thời đại chúng ta, nghệ thuật của mọi dân tộc và mọi miền, cũng phải được tự do phô diễn trong Giáo Hội, miễn là giữ được vẻ tôn kính trang trọng phải có trong các thánh đường và trong các nghi lễ thánh. Như thế, nghệ thuật đã có thể góp tiếng trong bản nhạc vinh quang kỳ diệu mà những bậc vĩ nhân đã từng ca hát qua các thế kỷ để ca tụng đức tin công giáo”.