Thành viên
- Tham gia
- 10/12/24
- Bài viết
- 14
- Chủ đề Author
- #1
Bốn nguyên tắc chính của Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo: Nhân phẩm, Công ích, Liên đới và Bổ trợ. Nguyên tắc Bổ trợ ít được quan tâm (có lẽ hai từ Bổ trợ xem ra rất lạ với CGVN? Ở châu Âu, nguyên tắc Bổ trợ đã được đề cập đến nhiều, đặc biệt ở Pháp, Ceras nói nhiều về Bổ trợ. Tôi thấy nó có lợi cho việc tổ chức & điều hành trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, đã chia sẻ bài viết này trên Fanpage GHXH, và cũng mong muốn chia sẻ với bạn đọc ở ‘phailamgi.com’
Trước khi nói Nguyên tắc Bổ trợ, xin không nhầm lẫn với từ Hổ trợ: có nghĩa là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào, vd: Hổ trợ gia đình khó khăn; Hổ trợ đồng đội làm việc này việc kia…
Thực tế, nhiều lúc bạn đang áp dụng ‘Bổ trợ’ khi bạn được cấp trên giao phó một việc quan trọng với tất cả tin tưởng, bạn vững tin, làm hết khả năng… Tất cả mọi người, nếu biết nguyên tác bổ trợ, đều bị thuyết phục, đó là cách ‘dụng nhân’ đem lại hiệu quả tuyệt vời!
Thực tế, nhiều lúc bạn đang áp dụng ‘Bổ trợ’ khi bạn được cấp trên giao phó một việc quan trọng với tất cả tin tưởng, bạn vững tin, làm hết khả năng… Tất cả mọi người, nếu biết nguyên tác bổ trợ, đều bị thuyết phục, đó là cách ‘dụng nhân’ đem lại hiệu quả tuyệt vời!
Bổ trợ là một nguyên tắc tổ chức
Ý tưởng về tính bổ trợ có từ xa xưa, được tìm thấy trong những quan niệm triết học: ở Aristotle, và nhiều thế kỷ sau đó ở Thánh Thomas d’Aquin hay thậm chí ở Locke hay Tocqueville. Bổ trợ là một nguyên tắc tổ chức, theo đó trách nhiệm phải được giao cho cá nhân hoặc những người có năng lực nhất để thực hiện nhiệm vụ, công việc hoặc công việc dự kiến. Thực tế, người quản lý hoặc điều hành có trách nhiệm khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới phải xem xét: người đó có khả năng và phải cung cấp cho họ các phương tiện vật chất và tài chính mà họ cần để hoàn thành trách nhiệm của mình.
Bổ trợ gắn liền với trách nhiệm người được trao phó
Tính bổ trợ đòi hỏi người được giao phó công việc phải có ý thức trách nhiệm, theo Đức Gioan Phaolô II trong thông điệp Centisimus Annus, số 32: “xuất hiện không chỉ như một nhân đức cá nhân không thể thiếu cho sự phát triển nhân bản của mỗi người, mà còn như một nhân đức đức xã hội cần thiết cho sự phát triển của một cộng đồng đoàn kết.” Ngoài trách nhiệm thực hiện công việc một cách cẩn thận, tận tâm và làm tốt công việc của mình còn có trách nhiệm yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Cơ quan cấp trên sau đó có thể tự bù đắp hoặc tìm kiếm biện pháp thay thế.
Bổ trợ không đồng nghĩa với ủy quyền...
Bổ trợ dễ bị nhầm lẫn với sự ủy quyền. Đây là hai khái niệm trái ngược nhau.
Khi tìm cách triển khai tính bổ trợ, chúng ta bắt đầu từ con người và xem xét khả năng của họ cũng như những gì họ cần để mang lại cho họ phạm vi hoạt động rộng nhất có thể.
Ngược lại, ủy quyền bắt đầu từ thẩm quyền của quyền lực trao ban và ủy quyền, qua việc giao: quyền hoặc trách nhiệm.
Trên thực tế, hai khái niệm trên, đôi lúc, đồng nhất: vì việc ủy quyền có thể là một phương tiện để thực hiện tính bổ trợ, miễn là có được sự tin tưởng.
Khi tìm cách triển khai tính bổ trợ, chúng ta bắt đầu từ con người và xem xét khả năng của họ cũng như những gì họ cần để mang lại cho họ phạm vi hoạt động rộng nhất có thể.
Ngược lại, ủy quyền bắt đầu từ thẩm quyền của quyền lực trao ban và ủy quyền, qua việc giao: quyền hoặc trách nhiệm.
Trên thực tế, hai khái niệm trên, đôi lúc, đồng nhất: vì việc ủy quyền có thể là một phương tiện để thực hiện tính bổ trợ, miễn là có được sự tin tưởng.
Bổ trợ là sự tham gia và quyền tự chủ
Nguyên tắc bổ trợ không phải là ‘nguyên tắc tổ chức’ vô chính phủ, nó cần có một khuôn khổ. Bổ trợ không thể dựa trên việc “hãy để nó xảy ra” quên rằng mọi thứ đều liên kết với nhau cũng như không thể dựa trên việc “muốn kiểm soát mọi thứ” có nguy cơ làm nản lòng bất kỳ sáng kiến nào. Với tính bổ trợ, quyền tự chủ của cọng sự viên là lúc họ cần sự độc lập có cả quý trọng. Đó sẽ là cách tốt nhất để thu hút mọi người một cách tốt nhất có thể.
Bổ trợ cần sự tin tưởng
Sự tin tưởng vừa là hoa quả của tính bổ trợ vừa là điều kiện tiên quyết. Nếu người quản lý (nói chung cả đạo lẫn đời) muốn trao cho đồng nghiệp hay người ‘dưới quyền’ phương tiện để làm điều đó thì điều cần thiết là phải tin tưởng họ. Và ngay khi trao niềm tin, dù khó khăn đến mấy, nó cũng phát triển mối quan hệ tin cậy. Và càng được giao nhiều trách nhiệm thì kỹ năng của họ càng được nâng cao. Và người quản lý càng tự tin thì càng chắc chắn rằng người đó sẽ có khả năng đứng ra giải quyết khi gặp khó khăn hoặc cần được giúp đỡ. Nhờ tính bổ trợ, nhu cầu kiểm soát có thể thay đổi một cách triệt để.
Tại sao tư tưởng xã hội Ki-tô giáo lại coi trọng bổ trợ?
Trong tinh thần Kitô giáo, điểm khởi đầu của Nguyên tắc Bổ trợ là quan điểm về sự quý trọng con người có phẩm giá, được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, khiến con người trở thành khí cụ của lao động hơn là phương tiện sản xuất. Tính bổ trợ phát sinh từ đặc tính thiêng liêng của con người. Nói cách khác, việc áp dụng nguyên tắc bổ trợ trước hết bao gồm việc nhìn nhận phẩm giá của những người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, có khả năng sử dụng trí thông minh của mình cho lợi ích chung, nghĩa là lợi ích của chính họ và của toàn thể cộng đồng.
Tính bổ trợ trong thông điệp Caritas in Veritate
Bổ trợ tôn trọng phẩm giá của con người mà trong đó cho thấy chủ thể luôn có khả năng trao tặng điều gì đó cho người khác. Bằng cách thừa nhận rằng sự hỗ tương là nền tảng của của mối quan hệ sâu sắc của con người, tính bổ trợ là liều thuốc giải độc hiệu quả nhất chống lại bất kỳ hình thức hỗ trợ gia trưởng nào. Nó có thể giải thích cả sự liên kết đa dạng giữa các kế hoạch khác nhau và do đó có tính chất đa dạng của các chủ thể cũng như sự phối hợp của họ. Vì thế, đây là một nguyên tắc đặc biệt phù hợp để quản lý toàn cầu hóa và hướng nó tới sự phát triển thực sự của con người.
Nói tóm lại, bổ trợ là một nguyên tắc của tổ chức
Bổ trợ không phải là một khái niệm phi hiện thực, lại không phải là nguyên tắc quá lý tưởng, mà là một kim chỉ nam để hành động và đưa ra quyết định. Hiểu đúng, nó có thể là một tài sản quý giá đối với người quản lý đang tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền lực, kỹ năng và trách nhiệm. Việc áp dụng Bổ trợ cũng đòi hỏi sự thích ứng theo thời gian. Sự cân bằng có thể thay đổi theo thời gian vì mọi người có thể cải thiện kỹ năng của mình và thay đổi lĩnh vực hoạt động.
- Xem: https://www.diploweb.com/L-Etat-nation-et-le-principe-de-subsidiarite.html
- Ảnh trong bài: Canva
Phải làm gì?
Docat 95: Nguyên tắc bổ trợ là gì?
Mỗi nhiệm vụ xã hội luôn được giao trước tiên cho nhóm nhỏ nhất có thể thực hiện nhiệm vụ đó. Một nhóm ở cấp cao hơn có thể đảm nhận trách nhiệm chỉ khi nào nhóm nhỏ hơn không giải quyết được vấn đề. Tuy vậy, nếu nhóm nhỏ hơn cần sự giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ, nhóm cao cấp hơn phải hỗ trợ. Sự sắp đặt này được tóm tắt bằng → Nguyên tắc Bổ trợ, và → Đề nghị Hỗ trợ. Ví dụ, nếu một gia đình gặp chuyện khó giải quyết, Nhà nước chỉ có thể can thiệp nếu gia đình đó hay bậc cha mẹ đã mang nhiều gánh nặng và không thể giải quyết được vấn đề. Nguyên tắc bổ trợ ra đời để gia tăng quyền tự do của cá nhân, nhóm, đoàn thể, và để ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức. Sáng kiến cá nhân cần phải được khuyến khích, vì có khả năng giúp đỡ chính mình là một yếu tố quan trọng của phẩm giá làm người. Nguyên tắc bổ trợ được hình thành lần đầu tiên năm 1931, trong Thông điệp Quadragesimo Anno của Giáo hoàng Piô XI.
Cùng chủ đề