Nhân vụ Chủ tịch nước "đột ngột làm đơn thôi các chức vụ": Bàn về Nhà nước hợp hiến

4.80 star(s) 4 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
309

Những ngày qua, sự kiện ông Võ Văn Thưởng "làm đơn" xin thôi các chức vụ được "phân công" và nghỉ công tác sau hơn một năm giữ chức Chủ tịch Nước, thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc, vì những sai phạm trước đó, một lần nữa làm dấy lên những thắc mắc về tính chính danh của Nhà nước, về tính hợp pháp của một Nhà nước do dân và vì dân.


bãi chức.jpg

Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Văn Thưởng trong ngày tuyên thệ nhậm chứ Chủ tịch Nước. Ảnh: VOV

Theo Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo, một Nhà nước được coi là hợp hiến ít nhất phải có các điều kiện cơ bản sau đây:​

  1. Vì xã hội con người sẽ rất lộn xộn, bất an, bị giằng co, sâu xé, nếu không có Nhà nước và công cụ quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội là luật pháp, nên một Nhà nước hợp hiến là một nhà nước luôn tìm mọi cách để tạo dựng một bộ khung luật nhằm phục vụ cho công ích, mà không hạn chế tự do của dân chúng một cách tùy tiện hay quá mức cần thiết. Trong trường hợp lý tưởng nhất, Nhà nước là không gian an toàn, trong đó mọi con người được phát triển cách tự do. (Docat #198)​
  2. Vì con người là giá trị nền tảng của cộng đồng chính trị, nên con người cũng là lý do duy nhất cho tính hợp pháp của quyền bính chính trị. Do đó, một Nhà nước hợp hiến là Nhà nước trả lại quyền làm chủ cho nhân dân. Chính nhân dân, với quyền tự do chọn lựa của mình sẽ quyết định quyền lãnh đạo của một người hay một đảng phái chính trị qua quyền bầu cử và ứng cử của mình. (Docat # 203)​
  3. Một Nhà nước hợp hiến là một Nhà nước xây dựng xã hội dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập: tư pháp, lập pháp và hành pháp độc lập với nhau. (Docat #223) Nói cách khác, một Nhà nước mà cả ba quyền: tư pháp, lập pháp và hành pháp do một cơ quan duy nhất là đảng lãnh đạo, thì đó là một Nhà nước vi hiến.​
  4. Cuối cùng: một Nhà nước hợp hiến là điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ, giúp các tổ chức hay cá nhân có thể đạt tới sự hoàn hảo của mình một cách dễ dàng hơn. (Ibid.)​

Tóm lại: Một Nhà nước hợp hiến phải tạo lập một bộ khung pháp lý phục vụ cho công ích, phải trao lại quyền làm chủ cho nhân dân và phải xây dựng xã hội dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập.

Phải làm gì?​

Docat 203: Quyền lực chính trị dựa trên điều gì?

Nếu như con người là giá trị nền tảng của cộng đồng chính trị, thì con người cũng là lý do duy nhất cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị. Do đó, quyền lực chính trị không phải là ý muốn độc đoán riêng tư của một cá nhân, kẻ ngẫu nhiên lên nắm quyền, kẻ cho rằng mình chỉ chịu trách nhiệm với chính mình mà thôi. Đúng ra, quyền lãnh đạo của một người được hợp pháp hoá bởi nhân dân. Những ai cầm quyền, cũng như những người dân hợp pháp hoá quyền đó của nhà cầm quyền, có khả năng tìm thấy chân lý nhờ vào lý trí của họ; họ có thể nhận biết chắc chắn tính cách vững chắc của các giá trị và cũng có thể cảm nghiệm Đấng đảm bảo điều tốt lành tuyệt đối là chính Thiên Chúa. Học thuyết xã hội của Công giáo bác bỏ → chủ nghĩa Hoài nghi tổng quát, trong đó người ta cho rằng chân lý và các giá trị luân lý được nhân loại chấp nhận, xét cho cùng là không thể biết được. Thánh Augustinô mô tả đặc điểm một cộng đồng chính trị đã cố tồn tại mà không cần tới “công lý” là một “băng cướp”.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên