Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 765
- Chủ đề Author
- #1
Có một số người cho rằng, những gì miễn phí thì không cần thiết phải ghi nguồn. Miễn sao lan tỏa thông điệp mà tác giả muốn truyền tải là được. Nghe thì cũng có lý, nhưng vẫn thấy sai sai.
Hiện nay, tài liệu, thông tin trên internet rất đa dạng và phong phú. Từ bài viết, hình ảnh, video, âm thanh… Rất nhiều nội dung được tác giả cho sử dụng miễn phí. Nghĩa là bạn có thể dùng hay chia sẻ mà không bị mất phí hay bị trả tiền bản quyền. Bạn cũng không cần phải xin phép tác giả mới được sử dụng hay chia sẻ. Thế thì có cần ghi nguồn hay tác giả không? Câu trả lời là có, nên và cần phải ghi nguồn vì những lẽ sau:
Khi ai đó cho ta cái gì, lẽ thông thường ta thường cảm ơn người đó. Ít có ai chỉ nói mỗi câu cảm ơn mà thường là cảm ơn anh, cảm ơn chị (cô, dì, chú, bác…). Như là thể hiện sự trân trọng của ta đến với người đã cho tặng món quà. Vậy khi được sử dụng các nội dung tác giả cho tặng một cách miễn phí, ta không thể cảm ơn một cách trực tiếp thì việc ghi tên tác giả hay nguồn cũng là thể hiện lời cảm ơn đến tác giả. Dù cho tác giả không bắt buộc thì đó cũng là việc ta nên làm theo lẽ thường.
Bất kỳ ai khi sáng tạo nội dung cũng mong muốn thông điệp của mình được lan tỏa đến nhiều người. Khi ta chia sẻ nội dung đó cũng là đang giúp thông điệp đó được biết đến rộng rãi hơn. Vậy ta đang làm việc tốt thì có cần ghi nguồn không? Vẫn là có. Khi bạn ghi nguồn, thì người đọc nếu thấy hay có thể tra tìm để đọc và hiểu sâu hơn về điều mà tác giả muốn nói. Có khi ta chỉ chia sẻ điều mà ta tâm đắc nhất, hay nhất nhưng với người đọc họ cần đọc thêm để hiểu về toàn bộ câu chuyện mà tác giả muốn nói. Nếu không ghi nguồn có thể dẫn đến hiểu sai hoặc hiểu một cách không trọn vẹn mà không có căn cứ để đối chiếu.
Một số bạn lập luận, chỉ có người háo danh mới bắt ghi nguồn để đánh bóng tên tuổi? Ngoài hai lý do trên thì việc ghi nguồn cũng là động lực để tác giả sáng tạo. Thấy tác phẩm của mình được cộng đồng ghi nhận, vui chứ, thích chứ. Còn tác phẩm của mình bị người khác ăn cắp, bỏ qua công sức của người sáng tác thì buồn lắm. Rồi phải đi tranh cãi đây là tác phẩm của mình, tranh cãi thì bị chửi là đồ háo danh. Làm gì có ai có động lực sáng tác nữa.
Đúng là Chúa ban cho ta mọi thứ dù ta không có công trạng gì, lẽ thường tình ta vẫn Tạ ơn Chúa mà. Đó cũng là một cách “ghi nguồn”. Nhắc nhở ai đã ban cho ta những thứ đó. Có nhiều người vẫn cho không ta mà sao ta lại khó khăn trong việc cảm ơn họ vậy?
Phải Làm Gì?
Vì là quà tặng mà mọi người đã lãnh nhận, bác ái trong chân lý là một sức mạnh xây dựng cộng đoàn, kết hợp mọi người lại với nhau đến nỗi không còn rào chắn, không còn ranh giới. Chính chúng ta có thể xây dựng cộng đoàn con người, nhưng tự sức mình, cộng đoàn này không thể nào trở thành một cộng đoàn huynh đệ trọn vẹn và lướt thắng các rào chắn được, có nghĩa là trở thành một cộng đoàn thực sự phổ quát: sự hiệp nhất nhân loại, hiệp thông huynh đệ vượt trên mọi phân cách, phát sinh từ Lời kêu gọi tập họp của Thiên Chúa-Tình yêu. Để giải quyết vấn đề quyết định này, một mặt chúng ta phải xác định lô-gích của quà tặng không loại bỏ sự công bằng, cũng không chỉ đơn thuần được thêm vào sau đó từ bên ngoài; mặt khác, sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội và chính trị, muốn thực sự là nhân bản, phải quan tâm đến nguyên tắc về tính nhưng không (principe de gratuité) như cách biểu lộ tình huynh đệ. (Thông điệp Caritas in Veritate #34)
Xem thêm: Ghi “nguồn sưu tầm” - một dạng ăn cắp