Ơn gọi tham gia chính trị và Tám mối phúc dành cho các chính trị gia

4.00 star(s) 9 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
307
Ngày nay đối với nhiều người, chính trị là một từ mang nghĩa xấu, thường do các việc sai trái, tham nhũng và kém hiệu quả của một số chính trị gia gây nên.

Chính vì thế, nhiều người dị ứng với chính trị, coi chính trị là của ai đó, chứ không phải của mình, nhất là trong các chế độ độc tài, người dân sợ nói về chính trị và càng không muốn tham gia vào tổ chức chính trị, vì sợ bị liên lụy, bị tù đầy.​

Phailamgi_Ơn gọi tham gia chính trị và Tám mối phúc dành cho các chính trị _20240707_175142_0000.jpg

Phiên xử phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà tại Hà Đông ngày 27/3/2009. Ảnh Phailamgi.com

Ơn gọi tham gia chính trị

Trong khi đó, tham gia chính trị là một ơn gọi, vì tự bản chất "con người vừa là một cá thể, vừa là một hữu thể xã hội" (Docat #197) và Tin mừng thì "dứt khoát dẫn người ta – cách riêng các tín hữu, dấn thân cho tình yêu, công lý, tự do và hòa bình" (Docat # 28).

Nói cách khác, các Kitô hữu "tuyệt đối không thể từ chối tham gia vào “chính trị”, tức là những hoạt động đa dạng về kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chánh, văn hóa, một chính trị có mục đích cổ võ công ích một cách có tổ chức và qua các định chế." (Gioan Phaolô II, Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, #42).

Chính vì vậy mà, Giáo hội luôn khuyến khích và kêu gọi các Kitô hữu "tham gia tích cực vào chính trị, tranh đấu cho những giá trị của nhân quyền và tính thiêng liêng của sự sống con người, cũng như đưa các quyết định đó vào các quyết định chính trị" (Docat #220).

Đồng thời, Giáo hội “ca ngợi và quý trọng việc làm của những người vì lợi ích quốc gia mà dấn thân phục vụ con người cùng nhận lãnh gánh nặng của trách nhiệm này.” (Công đồng Vatican II, Mv, # 75)

Phailamgi_Ơn gọi tham gia chính trị_cv2.jpg

Phiên xử Phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà ngày 27/3/2009. Ảnh: phailamgi.com

Những nhân đức cần có khi tham gia chính trị

Điều cần lưu ý, khi tham gia vào đời sống chính trị, dù sự tham gia rất khác nhau về hình thức, về mức độ, về công tác và trách nhiệm, thì các Kitô hữu đều phải nhắm đến mục tiêu nền tảng là xây dựng một nền chính trị vì con người, đặt con người làm trung tâm đời sống chính trị, vì "con người là thước đo và đối tượng của chính trị" (Docat # 196).

Một nền chính trị lấy con người làm trung tâm là một nền chính trị phục vụ cho công ích vì "công ích là lý do tồn tại, là ý nghĩa và là căn bản pháp lý cho cộng đồng chính trị. Công ích nói đây bao gồm tất cả những điều kiện của đời sống xã hội; nhờ những điều kiện này, cá nhân, gia đình và đoàn thể có thể triển nở cách trọn vẹn và dễ dàng hơn” (Gioan Phaolô II, Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, #42).

Một nền chính trị phục vụ con người còn là một nền chính trị kiên định "cổ võ và bảo vệ sự công bình". Một cách cụ thể là cổ võ và bảo vệ các quyền và bổn phận của tất cả và từng người dựa trên nền tảng là phẩm giá của họ.

Ngoài ra, người tham gia đời sống chính trị phải thi hành quyền bính dựa trên tinh thần phục vụ, vì sự phục vụ "là điều kiện thiết yếu để làm cho hoạt động của các chính trị gia được “trong sáng” và “liêm khiết”, hơn nữa đây cũng là đòi hỏi rất chính đáng của dân chúng." (Ibid.)

Cuối cùng, người giáo dân dấn thân vào công việc chính trị phải tôn trọng tính độc lập của các thực tại trần thế, nghĩa là họ phải tách biệt giữa nhà nước và nhà thờ, không để cái này chi phối cái kia.

Phailamgi_Ơn gọi tham gia chính trị.jpg

Ảnh: Catholic Review

Tám mối phúc dành cho các chính trị gia

Đấng Đáng kính Fx. Nguyễn Văn Thuận, sinh thời, trong vai trò của người đứng đầu Hội đồng Công lý và Hòa bình của Tòa Thánh, đã soạn ra tám mối phúc dành cho các chính trị gia, như sau:​
  • Phúc cho chính trị gia nào có ý thức cao và hiểu biết sâu về vai trò của mình.​
  • Phúc cho chính trị gia nào có được sự tín nhiệm.​
  • Phúc cho chính trị gia nào hoạt động cho công ích và không vì tư lợi.​
  • Phúc cho chính trị gia nào luôn có lời nói đi đôi với việc làm.​
  • Phúc cho chính trị gia nào hoạt động cho sự hiệp nhất.​
  • Phúc cho chính trị gia nào hoạt động để đạt được sự thay đổi quyết liệt.​
  • Phúc cho chính trị gia nào có khả năng lắng nghe.​
  • Phúc cho chính trị gia nào không sợ hãi. (Phanxicô, Sứ điệp Ngày Hòa bình thế giới 2019, # 3.)​
Tóm lại

Việc tham gia vào đời sống chính trị, ngay cả việc tham gia các đảng phái chính trị, là một ơn gọi không thể tách rời với các Kitô hữu giáo dân, đến độ "một người khó mà tự gọi mình là Kitô hữu nếu không dấn thân vào Xã hội" (Docat # 28).

Tuy nhiên, để tham gia vào đời sống chính trị, họ phải để đức tin dẫn lối, để cùng mọi người chung tay xây dựng một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.​

Phải làm gì?​

Docat 196: Con người trong Kitô giáo với “chính trị” như thế nào?

Ngược lại với các tác giả thời cổ, Kitô giáo nhấn mạnh trên hết là các giá trị vô điều kiện của con người, những giá trị không phụ thuộc vào những thành tích trong đời sống hoạt động cho xã hội và chính trị. Ngay cả một người khuyết tật hoặc người cao tuổi đều có phẩm giá được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài. Cho nên tất cả tư tưởng chính trị trong Kitô giáo được đo lường dựa trên phẩm giá của con người được Thiên Chúa phú ban. Con người vừa là một nhân vị và một sinh vật mang tính xã hội. Con người sống trong ba phạm vi tương quan:

1) với chính mình,
2) với những người đồng loại, và
3) với Thiên Chúa. Con người là tiêu chuẩn để đánh giá và là đối tượng của đời sống chính trị.​
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

3:3033 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên