Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
20

Trong cuộc sống luôn có những khoảng cách giữa người với người, giữa lãnh đạo với thuộc cấp, giữa nhà giáo và học sinh, giữa cha mẹ và con cái. Vậy giữa Đức Giêsu với các tông đồ có khoảng cách nào không?​


phailamgi_Phá bỏ khoảng cách_cv1.jpg

Ảnh: Ms.Sue Huan/Unsplash
Tin mừng thánh Gioan 21,1-19 cho thấy Đấng Phục sinh khi hiện ra với các tông đồ ở biển hồ Tibêria, và qua “mẻ cá lạ”, họ mới nhận ra Người. Ðức Giêsu đã phá vỡ khoảng cách giữa Người và các tông đồ để đưa họ vào trong mối tương quan mới. Điều này có ý nghĩa thật quan trọng đối với Hội thánh khi thi hành sứ vụ giáo huấn, thực thi quyền bính và loan báo tin mừng.

Điều đầu tiên phải kể đến là Chúa phục sinh không còn lệ thuộc vào những yếu tố tự nhiên nữa. Thế mà Người vẫn xuất hiện và can thiệp vào công việc làm ăn của họ và chia sẻ với họ trong một bữa ăn thân ái, cho thấy khoảng cách giữa sự hiện diện vô hình và hữu hình, giữa thiên giới và trần gian không còn. Các tông đồ và Hội thánh về sau phải luôn nhớ điều ấy, dù có phải lâm vào những cơn nguy khốn, tưởng như sắp bị xóa sổ, bị tiêu diệt!

Kế đó, khi Đức Giêsu trao quyền bính cho Phêrô, Người đã hủy bỏ khoảng cách để thiết lập quyền bính trên nền tảng tình yêu; là điều trong thực tế chúng thường đối chọi nhau. Ba lần Đức Giêsu hỏi Phêrô bằng chính tên thật của ông “Simon con ông Gioan”, nghĩa là muốn ông ý thức đầy đủ bằng con người thật, mỏng dòn, có khiếm khuyết và kiến thức hạn chế của mình, ông có “yêu mến” Người không. Điều này cho thấy tình yêu rất quan trọng vì là nền tảng và động lực cho quyền bính.

phailamgi_Phá bỏ khoảng cách_cv2.jpg
Ảnh: Edanur Ağaç/Unsplash
Theo Tin mừng Nhất lãm, quyền bính trong Hội thánh chỉ là phương tiện để phục vụ: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,32-45/ Lc 22,26/ Mt 20,16-17). Lời dạy của Đức Giêsu như thế muốn những người lãnh đạo trong Hội thánh trở nên giống Chúa: phục vụ trong khiêm hạ, kèm theo một tình yêu đích thực thì mới xứng đáng là môn đệ của Người, Đấng đã kêu gọi họ: “Hãy theo Thày.”

Sau cùng, Hội Thánh được đặt dưới quyền lãnh đạo của một người đã từng phản bội Thày mình. Khi ủy thác một trọng trách quá lớn như thế, Đức Giêsu muốn Phêrô phải luôn khiêm hạ trước Người, vì chính Người đã phá bỏ khoảng cách giữa ông và Người, muốn ông phải chuyển đổi từ tình cảm sang tình bạn thâm sâu với Người (Ga 15,15), và xây dựng mối tương quan ấy đối với các thành viên trong Hội thánh: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát” (1 Pr 5,2-4).

phailamgi_Phá bỏ khoảng cách_1.jpg
Ảnh: Michael Lock/Unsplash
Nếu Đấng Phục sinh muốn Hội thánh phải chăn dắt và chăm sóc đoàn chiên mà Người đã cứu chuộc và quy tụ về một mối như thế, làm sao Phêrô và các đấng kế vị có thể khác được? Tình yêu đòi phải xóa bỏ mọi khoảng cách thì mới có thể gần gũi, lắng nghe và quan tâm chăm sóc được.

Hội thánh là công trình của Thiên Chúa, không phải của loài người. Đức Giêsu vẫn ở cùng Hội thánh cho đến ngày tận thế (Mt 28,20), nên những người lãnh đạo dân Chúa không thể làm khác đi những gì Đức Giêsu đã dạy, không thể hành động như không có Chúa được, cũng không thể sợ hãi khi đứng trước sức mạnh của bạo quyền, và nhất là không bao giờ được đứng bên ngoài và bàng quan trước cảnh con người bị đàn áp bất công, bị bóc lột và bị gạt bên lề cuộc sống. Mọi lý lẽ biện minh cho hành động “đứng ngoài lề”, không tham gia chính trị đều là vô nghĩa, nếu không nói là đi ngược với tinh thần tin mừng.

Chính Đức Gioan Phaolô II thẳng thắn tuyên bố rằng, “Đừng hiểu chính trị theo nghĩa hẹp! Giáo Hội có bổn phận phải rao giảng Tin mừng, mà trong Tin mừng có con người, tức là có nhân quyền, nhân phẩm, tự do và lương tâm cùng tất cả những gì thuộc về con người. Nếu tất cả những điều đó có một giá trị chính trị, thì tôi làm chính trị, vì tôi bênh vực con người.”​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên