[Hỏi - đáp] Phải hiểu câu "Thiên Chúa luôn là Đấng tha thứ, tha thứ và tha thứ không điều kiện" như thế nào?

5.00 star(s) 3 Votes
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
93
Tôi có một thắc mắc là nếu Thiên Chúa là Đấng tha thứ không điều kiện, vậy tại sao cần phải xưng tội và làm việc đền tội? Vậy nếu tôi có suy nghĩ là "tôi chỉ tha thứ cho một ai đó khi người đó nhận lỗi và làm việc đền tội với tôi, trả lại công bằng cho tôi" thì có đúng không? Mong nhận được giải đáp
 
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
138
Tôi có một thắc mắc là nếu Thiên Chúa là Đấng tha thứ không điều kiện, vậy tại sao cần phải xưng tội và làm việc đền tội? Vậy nếu tôi có suy nghĩ là "tôi chỉ tha thứ cho một ai đó khi người đó nhận lỗi và làm việc đền tội với tôi, trả lại công bằng cho tôi" thì có đúng không? Mong nhận được giải đáp
Bạn Que Diêm rất thân mến,

Cám ơn bạn đã đưa ra một câu hỏi thắc mắc về Bí Tích Giao Hòa.
Mời bạn cùng nhìn vào cách nhìn của Thần Học và Giáo Lý và Nhân Học về câu hỏi của mình.

1. QUAN ĐIỂM THẦN HỌC

Bạn nói rất đúng, Thiên Chúa là Đấng thứ tha luôn luôn. Chúng ta không có nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng để biết mình được tha thì đó hoàn toàn là về phía con người.
Chắc hẳn bạn còn nhớ Dụ ngôn Người Cha nhân hậu hay Người con hoang đàn trong Tin Mừng Luca 15:11-32. Hình ảnh người Cha trong dụ ngôn, ngày ngày ngóng chờ con trở về, điều này cho thấy người Cha đã tha thứ cho sự phản nghịch của người con bỏ đi và luôn luôn muốn ôm con vào lòng để trao lại phẩm giá làm con cho nó. Người cha không để nó nói hết câu xưng thú đã gọi người đem áo, đem nhẫn, thịt bê đã vỗ béo ăn mừng.
Nhưng, nếu người con không trở về thì có lẽ nó sẽ không bao giờ biết là Cha đã tha thứ cho mình.
Như vậy, việc trở về tỏ lòng sám hối ăn năn là tốt cho tội nhân cảm nhận lòng xót thương và tha thứ của Thiên Chúa. Việc đền tội đầu tiên và trên hết là thống hối để nối lại tương quan với Chúa, thứ đến xét về mặt con người, có những tội gây thiệt hại cho tha nhân. Chúng ta phải hết sức để đền bù (như trả lại đồ vật đã lấy cắp, phục hồi danh dự cho người mình xúc phạm, bồi thường thiệt hại). Đức công bình đòi buộc thực hiện như vậy.

2. QUAN ĐIỂM CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

Điều đầu tiên bạn cần nhớ định nghĩa về Bí tích.
"Các Bí tích là những dấu chỉ khả giác và hữu hiệu của ân sủng, do Ðức Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội thánh; qua các Bí tích, sự sống thần linh được trao ban cho chúng ta." Hay như giáo sư Thần Học của mình có giảng là: bí tích là dấu chỉ bên ngoài, mang lại ân sủng bên trong cho ta. Trong cuộc sống, ta thấy rất nhiều ngôn ngữ biểu tượng. Ví dụ, người bạn gái nâng niu yêu mến chiếc khăn tay, không phải vì nó chỉ là tấm vải đẹp. Nhưng nó là biểu tượng tình yêu của bạn trai cho cô. Qua chiếc khăn, cô thấy một ý nghĩa, một sự khích lệ to lớn.

Tiếp đến, mời ban nhìn vào giáo lý Hội Thánh Công Giáo số 1456, 1449,1442:
1456.
Bí tích này được gọi là bí tích Thú Tội: Việc thú nhận xưng tội với linh mục là một yếu tố thiết yếu của bí tích này. Theo một nghĩa sâu xa hơn, bí tích này cũng là một việc "tuyên xưng", tức là nhìn nhận và ca ngợi Thiên Chúa thánh thiện và giàu lòng thương xót đối với tội nhân.
1449.
Bí tích này được gọi là bí tích Tha Tội, vì nhờ lời xá giải của linh mục, Thiên Chúa ban cho tội nhân ơn "tha thứ và bình an" (Nghi thức Thống Hối, 46, 55).
1442.
Bí tích này được gọi là bí tích Giao Hòa, vì ban cho tội nhân ơn giao hòa của Thiên Chúa "anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa" (2Cr 5,20). Ai cảm nhận được tình yêu thương xót của Thiên Chúa, sẽ sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa mời gọi: "Hãy đi làm hòa với anh em ngươi đã" (Mt 5,24).

Như vậy, bạn thấy đó, nhấn mạnh của Bí Tích Giao Hòa không phải là tội của hối nhân, nhưng là ân sủng, lòng xót thương, tha thứ, bình an và yêu thương. Từ đó cải thiện tương quan của mình với chính mình, với người anh em và với Thiên Chúa.

3. QUAN ĐIỂM NHÂN HỌC

Con người rất đặc biệt bạn à. Con người vừa có cơ thể vật lý, nhưng lại có khả năng siêu việt hóa trong suy tư. Điều này dẫn tới việc con người cách nào đó đụng chạm được tới sự thánh thiêng.
Nhưng con người lại chưa hoàn toàn thánh thiêng để có thể luôn luôn trong tương quan mật thiết với Đấng Thánh Thiêng. Con người cảm nhận thế giới qua giác quan, qua những gì rất cụ thể có thể nhìn, nghe, ngửi, chạm. Con người luôn cần những dấu hiệu cụ thể để nói về cái trừu tượng.
Ví dụ: Một anh chàng nói yêu một cô gái, nhưng chẳng nhắn tin, gặp gỡ, trò chuyện, thư từ, liên lạc thì làm sao cô gái có thể biết anh ta yêu cô.

Bạn có kinh nghiệm về tha thứ trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể nói tha thứ cho ai đó, nhưng không muốn gặp mặt họ, không muốn đối diện với họ. Như vậy có thực sự là tha thứ. Tha thứ thực sự khi cả hai bên có thể ngồi xuống trải lòng, nói hết tâm sự, nguyên cớ, cùng khóc với nhau, rồi lại ôm lấy nhau trong yêu thương.

Tóm lại, tha thứ là biểu hiện cho một tình yêu lớn lao lắm. Có lẽ mình cảm nhận điều đó rõ hơn hết nơi Thiên Chúa vẫn hằng chờ đợi mình về để ôm chặt, để hôn lấy hôn để, để trả lại phẩm giá mà mình đã lãng quên.
Nguyện chúc bạn sống đức tin với một tương quan tình yêu hơn là gánh nặng của lề luật nhé.

Yeuthuong,

Happy-pencil
 
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
93
Dạ vâng ạ, đúng là nếu không trở về thì làm sao cảm nhận được sự tha thứ. Cảm ơn @Happypencil đã giúp e có cái nhìn mới về sự tha thứ, phần nào gỡ bỏ những thắc mắc trong lòng em
 

One

Người kể chuyện
Tham gia
25/9/24
Bài viết
9
Có một câu chuyện như thế này.

Hai người bạn thân giận nhau và gần như không thể làm bạn được nữa, ngày đầu tiên người kia cảm thấy rất khó chịu và không muốn nói chuyện với người kia nữa.



Sau 1 tuần cô ấy vẫn khó chịu vì không nói chuyện với nhau nhưng khi lên Facebook cô lại thấy người kia… cô ấy bèn lặng lẽ unfriend..



1 tháng sau đó cô ấy sống trong niềm vui và sự an bình… tuy nhiên một hôm nọ cô lại gặp lại người kia. Dù không chào hỏi, nói chuyện gì và chỉ nhìn thấy người kia 1 lúc trên đường, nhưng về nhà cô ấy lại thấy rất khó chịu và trở nên bực tức… cô ấy không biết làm sao bèn bỏ đi xa một thời gian….



5 năm sau cô quay lại nơi này, mọi thứ đã khác xưa chỉ có mình cô vẫn vậy. Người bạn kia đã lập gia đình, có cuộc sống và mái ấm hạnh phúc riêng.

Lần này tuy không gặp lại người bạn kia nhưng khi nghe được mọi người nói về người kia cô ấy lại trở nên khó chịu… cứ mãi không thôi.



Thế rồi một hôm, trong giấc mơ lạ cô gặp người bạn kia, cô lấy hết can đảm đối diện với người bạn đó một lần, câu đầu tiên cô hỏi: Chúng ta có thể làm hoà và tha thứ cho nhau được không?

Người kia nhìn cô với ánh mắt hiền hoà, bạn thân ơi! Mình đã tha thứ cho bạn từ rất lâu rồi. Ban đầu mình cũng rất khó chịu và không muốn gặp bạn, sau đó mình đã dặn lòng sẽ gặp bạn để nói chuyện, nhưng khi đến nhà thì bạn đã đi nơi khác rồi. Tuy không gặp được bạn nhưng mình vẫn tha thứ cho bạn từ giây phút đó, và cuộc sống của mình sau đó trở lại bình thường, thậm chí ổn hơn bao giờ hết vì mình nhận ra được rằng. Thực sự khi tha thứ cho bạn là mình đang tha thứ cho chính mình, mọi sự khó chịu, rằng buộc, không vui đều được tháo gỡ… vậy nên bạn hãy tự tha thứ cho chính mình bạn nhé.

Chúng ta sinh ra để yêu thương và tận hưởng cuộc sống bạn ah.
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên