Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
679

Khi những người thân yêu của chúng ta, có thể là vợ/chồng, con cái không còn tin Chúa nữa, đó là một thử thách lớn đối với những ai vẫn kiên trì trong đời sống Đức tin. Cảm giác cô đơn và bất lực thường xuất hiện khi không thể chia sẻ niềm vui của Thánh lễ hoặc các giá trị đức tin với họ. Vậy chúng ta phải làm gì?​


phailamgi_Phải làm gì khi những người thân yêu không còn tin vào Chúa nữa_cv1.jpg
Ảnh: Getting images

Trước tiên, điều quan trọng nhất cần phải nói đến là không nên rơi vào tuyệt vọng mà phải duy trì niềm hy vọng và đời sống cầu nguyện, bởi như lời Kinh Thánh dạy: "Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể” (Mt 19, 26).

Tình yêu hy sinh và kiên nhẫn có sức mạnh hoán cải​

Khi nhận thấy những người thân yêu đang cố gắng rời bỏ Thiên Chúa, đừng tìm cách thay đổi họ bằng những cuộc tranh luận về đức tin hay những lời giải thích dài dòng, vì điều đó thường sẽ chỉ dẫn đến căng thẳng và xa cách. Thay vì ép buộc, hãy chọn cách thể hiện tình yêu thương vô điều kiện, chấp nhận những khuyết điểm và những bất đồng về đức tin của họ. Tình yêu chân thành, được thể hiện qua những hành động nhỏ nhặt và đời sống đầy gương mẫu, sẽ giúp những người thân yêu nhìn nhận lại con đường họ đã đi. Chính nhờ sự hy sinh và lòng kiên nhẫn này, mà nhiều người từ không còn tin vào Chúa đã quay trở lại với Đức tin.

phailamgi_Phải làm gì khi những người thân yêu không còn tin vào Chúa nữa_cv2.jpg
Ảnh: pxhere.com

Cầu nguyện và tin tưởng vào sự Quan phòng của Thiên Chúa

Chúng ta không chỉ nên dừng lại ở việc yêu thương những người thân yêu bằng hành động, mà còn cần kiên trì cầu nguyện cho sự hoán cải của họ. Dù không thấy kết quả ngay lập tức, nhưng bạn không nên từ bỏ hy vọng. Điều này giúp minh chứng rằng, đôi khi những nỗ lực của con người không thể mang lại kết quả ngay, nhưng khi kết hợp với cầu nguyện và tin tưởng tưởng vào sự Quan phòng của Thiên Chúa, mọi thứ đều có thể thay đổi. Chỉ có niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa mới giúp con người có thể vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.

phailamgi_Phải làm gì khi những người thân yêu không còn tin vào Chúa nữa_1.jpg
Ảnh: standard.co.uk

Chấp nhận và yêu thương người khác như họ vốn có​

Chúng ta hãy chấp nhận người thân yêu với tất cả những gì họ có, ngay cả sự chối từ Đức tin. Thay vì cố gắng thay đổi họ theo cách mà chúng ta mong muốn, hãy chọn cách yêu thương và tôn trọng họ như vốn có, dù điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ sống cô đơn về mặt đức tin. Tình yêu đích thực không phải là cố gắng thay đổi người khác, mà là chấp nhận và yêu thương họ với tất cả sự trọn vẹn của họ. Và một tình yêu chân thành sẽ có sức mạnh làm thay đổi trái tim con người.

phailamgi_Phải làm gì khi những người thân yêu không còn tin vào Chúa nữa_2.jpg
Ảnh: priscilladupreez/Unsplash

Sức mạnh của một đời sống chứng tá

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chính hành động của chúng ta mới là bài giảng mạnh mẽ nhất về đức tin. Thay vì cố gắng thuyết phục người khác bằng lời nói, hãy chọn sống một đời sống chứng tá. Sự bình an, niềm vui và sức mạnh mà bạn thể hiện trong từng việc nhỏ nhặt sẽ truyền cảm hứng và thức tỉnh những người xung quanh, đặc biệt là những người thân yêu của chúng ta. Đời sống gương mẫu và thánh thiện của bạn sẽ làm cho mọi người thấy được vẻ đẹp của đời sống Ki-tô hữu, và đó chính là minh chứng rõ ràng nhất về sức mạnh của Đức tin.

phailamgi_Phải làm gì khi những người thân yêu không còn tin vào Chúa nữa_3.jpg
Ảnh: Unsplash+

Tóm lại​

Khi một trong những người thân yêu của chúng ta không còn tin vào Thiên Chúa nữa, hãy luôn nhớ rằng, tình yêu, hy sinh và lòng kiên nhẫn có thể tạo ra những thay đổi to lớn, ngay cả khi chúng ta không thấy kết quả ngay lập tức. Niềm tin vào Thiên Chúa và sự kiên nhẫn cầu nguyện sẽ luôn mang lại kết quả, dù đôi khi chúng ta phải chờ đợi.​

Phải làm gì?​

Docat 115: Gia đình có gì đặc biệt?

Tôi được yêu thương vô điều kiện: đó là trải nghiệm không thể thay thế mà người ta có khi sống trong một gia đình tốt lành. Những thế hệ khác nhau cùng sống bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên còn lại nhìn nhận, chấp thuận, và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì người ấy phải làm gì mới xứng đáng được trân trọng. Mỗi người đều được yêu thương, chỉ vì người đó thuộc về gia đình. Mỗi người không phải là phương tiện để đạt một mục đích nào đó, nhưng là cùng đích nơi chính mình. Do đó, trong gia đình, nền văn hoá sự sống hình thành, mà ngày nay không còn hiển nhiên. Thường thường hiện nay, vấn đề chính lại là một người có thể làm gì, hay có thể đóng góp được gì (ví dụ, tiền bạc). Người ta thường tập trung trước hết và nhiều nhất vào những thứ vật chất. Kiểu suy nghĩ này thách thức các gia đình và thậm chí còn thường phá hoại gia đình.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

1:5357 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên