- Chủ đề Author
- #1
Đức Giáo hoàng Phanxicô – vị mục tử hiền lành và khiêm nhường – đã để lại dấu ấn sâu đậm không chỉ trong lòng người Công giáo mà còn trong chính trường quốc tế.
Với Việt Nam, triều đại của ngài đánh dấu một giai đoạn đặc biệt: lần đầu tiên sau gần 50 năm, quan hệ giữa Tòa Thánh và Nhà nước Việt Nam có những bước tiến quan trọng, mang tính lịch sử và mở ra nhiều kỳ vọng cho tương lai.
Nguyên Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng yết kiến Đức Thánh cha, ngày 27/7/2023. Ảnh: TTXVN
Tiếp đón các lãnh đạo nhà nước
Trong suốt 12 năm thi hành sứ vụ Phêrô (2013–2025), chấp nhận bỏ đi “đường lối ngoại giao thận trọng” của truyền thống Công giáo, chọn cách đối thoại trực tiếp với hoàn cảnh thực tế, Đức Thánh cha Phanxicô đã không ngừng thể hiện thiện chí đối thoại với Việt Nam.
Trước hết, ngài sẵn sàng tiếp đón các vị lãnh đạo cao cấp của Việt Nam mỗi khi các vị này đến Roma.
Trong suốt 12 năm trên cương vị Giáo hoàng, ngài không chỉ đón tiếp các lãnh đạo cao cấp – tứ trụ, trong chính quyền Việt Nam, mà còn đón tiếp cả các phái đoàn ngoại giao, bỏ qua thông lệ để đón tiếp một phái đoàn đảng viên Cộng sản, cụ thể:
Trước hết, ngài sẵn sàng tiếp đón các vị lãnh đạo cao cấp của Việt Nam mỗi khi các vị này đến Roma.
Trong suốt 12 năm trên cương vị Giáo hoàng, ngài không chỉ đón tiếp các lãnh đạo cao cấp – tứ trụ, trong chính quyền Việt Nam, mà còn đón tiếp cả các phái đoàn ngoại giao, bỏ qua thông lệ để đón tiếp một phái đoàn đảng viên Cộng sản, cụ thể:
- Ngày 25/7/2013, Đức thánh cha đã tiếp ông Trương tấn Sang, Chủ tịch Nước vào thời điểm đó.
- Ngày 22/3/2014, tiếp ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội.
- Ngày 18/10/2014, tiếp ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ.
- Ngày 23/11/2016, tiếp ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước.
- Ngày 12/12/2021, gặp ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc Hội.
- Ngày 27/7/2023, tiếp đón ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước.
- Ngày 24/1/2024, Đức Thánh cha đã tiếp ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng cộng sản, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương và phái đoàn đảng Cộng sản sang thăm và làm việc với các vị lãnh đạo thuộc ngoại giao của Tòa Thánh.
Không chỉ có vậy, ngày 23/11/2019, trên đường đến Nhật Bản, nhân dịp bay qua không phận Việt Nam, Đức Thánh cha còn gửi thư cảm ơn và lời cầu chúc đất nước Việt Nam thịnh vượng, đến ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước, kiêm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam.
Đức thánh cha tiếp ông Nguyễn Hoài Trung, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng và phái đoàn ngài 24/1/2024. Ảnh: TTXVN
Những chuyển biến trong quan hệ ngoại giao
Bên cạnh đó, để tiếp tục cuộc ‘đối thoại” giữa Việt Nam và Vatican, nhằm tiến tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao, Đức thánh cha Phanxicô cố gắng duy trì đều đặn các cuộc gặp của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã có trước đây, mở ra các cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở giữa hai bên.
Ngài sẵn sàng nhượng bộ Việt Nam trong một số vấn đề vì lợi ích chung. Ngày 21/5/2018, ngài bổ nhiệm Đức Tổng Marek Zalewski làm Đại diện Không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam, thay cho Đức Tổng Giám mục Léopoldo Girelli sau những căng thẳng mà chính quyền Việt Nam gây ra cho vị đại diện Tòa thánh khi ngài kiên quyết đến thăm các nạn nhân vụ xả thải do tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Miền Trung.
Trong lá thư mục vụ gửi Dân Chúa Việt Nam ngày 8/9/2023 - qua đó gián tiếp gửi tới chính quyền Việt Nam, nhân dịp Tòa thánh và Việt Nam ký kết bản Thỏa Thuận về Qui Chế cho Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam; Đức Thánh cha khẳng định “Giáo hội không có ý định thay thế các vị lãnh đạo chính quyền” và sự hợp tác giữa đôi bên vì “thiện ích của Việt Nam và Hội thánh” là điều có thể thực hiện.
Ngài sẵn sàng nhượng bộ Việt Nam trong một số vấn đề vì lợi ích chung. Ngày 21/5/2018, ngài bổ nhiệm Đức Tổng Marek Zalewski làm Đại diện Không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam, thay cho Đức Tổng Giám mục Léopoldo Girelli sau những căng thẳng mà chính quyền Việt Nam gây ra cho vị đại diện Tòa thánh khi ngài kiên quyết đến thăm các nạn nhân vụ xả thải do tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Miền Trung.
Trong lá thư mục vụ gửi Dân Chúa Việt Nam ngày 8/9/2023 - qua đó gián tiếp gửi tới chính quyền Việt Nam, nhân dịp Tòa thánh và Việt Nam ký kết bản Thỏa Thuận về Qui Chế cho Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam; Đức Thánh cha khẳng định “Giáo hội không có ý định thay thế các vị lãnh đạo chính quyền” và sự hợp tác giữa đôi bên vì “thiện ích của Việt Nam và Hội thánh” là điều có thể thực hiện.
Đức Thánh cha và Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Thường Trú Tòa thánh tại Việt Nam
Chính nhờ sự cởi mở và nhượng bộ này, trong 12 năm lãnh đạo Giáo hội, Đức thánh cha đã có thể bổ nhiệm cho Giáo hội Việt Nam 28 vị Giám mục.
Về phương diện ngoại giao, một dấu mốc lớn xảy ra, ngày 23/12/2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski làm Đại diện Tòa thánh Vatican thường trú tại Việt Nam. Việc nhà nước Việt Nam chấp thuận cho Vatican thiết lập Văn phòng Đại diện thường trú – điều chưa từng có kể từ sau năm 1975, không chỉ là một cử chỉ ngoại giao mà còn là biểu tượng của lòng tin và thiện chí mà hai bên dành cho nhau.
Về phía bản thân, kể từ năm 1975, nhờ cởi mở và thân thiện, Đức thánh cha Phanxicô là vị Giáo hoàng có nhiều cơ hội đến tông du Việt Nam nhất. Ngài không chỉ được Hội đồng Giám mục Việt Nam kính mời, mà lần đầu tiên, chính quyền Việt Nam, qua ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước, trực tiếp mời ngài tới thăm Việt Nam. Tiếc rằng, vì nhiều lý do, lời mời đã không thể thực hiện.
Thủ tướng Phạm minh Chính chúc Giáng sinh 2024 tại giáo xứ Lào Cai. Ảnh: Báo Chính Phủ
Ngay khi hay tin ngài qua đời, ngày 21/4/2025, không chỉ người Công giáo mà chính quyền Việt Nam, đặc biệt truyền thông, báo chí trong nước, đều đã dành cho ngài sự kính trọng sâu sắc.
Dưới triều Giáo hoàng của ngài, dường như, bức tường ngăn cách giữa Vatican và Việt Nam từng bước được dỡ bỏ, nhường chỗ cho những cây cầu đối thoại và cộng tác chân thành trong sự tôn trọng lẫn nhau.
Mối quan hệ giữa hai bên hôm nay, mặc dù còn lâu mới đạt được như mong đợi, nhưng đó cũng là thành quả của nhiều năm kiên trì, là di sản thiêng liêng mà Đức Giáo hoàng Phanxicô để lại – một di sản của lòng tin, của đối thoại, và của hi vọng cho tương lai.
Cùng chủ đề