Rộng Lượng là San Sẻ Ánh Vinh Quang Thiên Chúa

5.00 star(s) 3 Votes
Tham gia
21/1/24
Bài viết
73
Chia sẻ của Hồng Y McElroy, Giáo Phận San Diego.

Chúng ta lớn lên trong một nền văn hóa có qua có lại, gieo nhân nào gặt quả nấy, và một xã hội chỉ trọng tài năng. Khi còn tấm bé, người lớn đã nhắc ta chẳng ai nợ ai. Đời như rừng rậm phải cày cật lực để sinh tồn. Cho dù trong nhận thức hay vô thức, chúng ta chìm đắm trong cảm xúc này đến mức chúng ta nghĩ người khác sẽ yêu mến ta nếu ta hành xử đúng, nếu không sẽ bị đào thải và trừng phạt.

phailamgi_Rộng Lượng là San Sẻ Ánh Vinh Quang Thiên Chúa_cv1.jpg

Ảnh: Bell Labs

Vì thế chúng ta luôn sống trong một nỗi sợ thường trực; sợ thất bại và bị đẩy ra ngoài, không những về mặt xã hội mà còn với chính người ta yêu quý. Chúng ta nỗ lực hết sức để làm hài lòng cha mẹ và người trên để có được tình yêu thương, sự chuẩn thuận và hỗ trợ của họ.

Người anh trong ngụ ngôn người con hoang đàng.
Những ai trong chúng ta có cách hành xử như vậy cũng giống như người anh, sống không niềm vui và hạnh phúc. Đời chỉ là những công việc bổn phận nhàm chán chỉ phải chu toàn nghĩa vụ và trách nhiệm. Người anh nói với cha mình:
"Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè.”

Người anh chính là một nô lệ, nô lệ cho lề luật và nô lệ cho quan điểm của người khác. Anh là một con người khô khan với mình và với tha nhân. Anh không chịu nổi sự bất toàn và vô trách nhiệm.
“Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”
Vì cả đời anh chỉ là cày, cày nữa, và cày mãi. Cả đời anh chỉ muốn minh chứng cho người khác, đặc biệt là cha mình, rằng anh ta được chấp nhận ở trong bầy đàn.

Nhiều người trong số chúng ta cũng có cách hành xử như người anh cả. Chúng ta tự nghĩ khi ngừng làm việc chắc chẳng ai đoái hoài nữa. Chúng ta tìm kiếm an toàn và được người khác chú tâm đến, có nghĩa là cảm giác mình được cần đến và không thể thiếu. Ngay lúc công việc bị cất khỏi tay, chúng ta không còn biết sống để làm gì. Chúng ta tồn tại chỉ để cày và sống cũng chỉ để cày. Chúng ta liên tục cần chứng minh cho người khác chúng ta đáng được yêu. Chúng ta không chấp nhận những điểm yếu kém của mình.

Kết quả là chúng ta sống đời hai mặt để tìm được chấp nhận, chúng ta chưa sẵn sàng nhận lỗi và khiếm khuyết. Chúng ta luôn nhìn vào lỗi tội người khác trong khi ngó lơ tội mình.

Ngày 2 tháng 3 năm 2024, Thứ Bảy tuần thứ Hai mùa Chay.
Lời Chúa: [MICAH 7:14-15, 18-20; PS 103:1-4,9-12; LK 15:1-3; 11-32]

Xem bài viết gốc tại link này!
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên