Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,097
- Chủ đề Author
- #1
Kho tàng nghệ thuật của Giáo hội Công giáo có một lịch sử lâu đời, bắt đầu ngay từ thời kỳ sơ khai của Ki-tô giáo, phát triển theo các giai đoạn của lịch sử và và văn hóa khác nhau. Những tác phẩm nghệ thuật này liên quan tới đức tin, lịch sử, hoặc truyền thống của đạo Công giáo.
Vì thế, kho tàng nghệ thuật này liên quan mật thiết tới sự Thánh thiêng. Có thể gọi đây là kho tàng nghệ thuật thánh của Giáo hội Công giáo. Trong bài viết này, xin được tập trung vào yếu tố Thánh thiêng để người đọc có thể hiểu rõ hơn đặc tính này trong các tác phẩm nghệ thuật Công giáo.
Nhà nguyện Sistina. Ảnh:amore-architecture.vn
Theo Từ điển Công giáo phổ thông của J.A Hardon SJ, cụm từ “thánh thiêng” được mô tả là những gì thuộc về Thiên Chúa, khác biệt với những gì thuộc về con người, có giá trị vĩnh cửu, thuộc về nước Chúa, và mang một sự huyền bí không thể giải thích bằng lí trí con người.
Sự thánh thiêng không chỉ gói gọn trong đạo Công giáo, mà bất kì tôn giáo nào cũng đều coi sự Thánh thiêng là tuyệt đối, không thể thay đổi.
Văn hóa phương Tây phân biệt “thánh thiêng” (tiếng Latin: sacer, sacra, sacrum) theo hai nghĩa khác nhau.
- Nghĩa thứ nhất, đây là một từ mà những người có cảm thức tôn giáo sử dụng để chỉ một Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, Thực thể quyền năng tối cao,…do họ nhận thức được sự hiện diện của một Đấng Siêu Việt tồn tại đâu đó bên cạnh họ. Điều này phù hợp với cái nhìn của Giáo huấn xã hội của giáo hội Công Giáo, “con người có một khái niệm về Thiên Chúa, và khao khát đi tìm những câu trả lời tối thượng”. Do đó, con người có thể vượt lên trên chính mình, và trở thành mình cách trọn vẹn khi nhận biết một điều gì đó khác với mình, cao hơn mình, và quan trọng hơn chính mình. (x. Docat #53).
- Nghĩa thứ hai, diễn tả sự dâng hiến một thứ gì đó cho Đấng Tối Cao, đồng thời là những thứ không được xâm phạm, hoặc chạm vào. Ví dụ như trong đạo Công Giáo, những đồ vật “thánh thiêng” có thể kể tới như cung thánh, các đồ vật sử dụng trong lễ tế, ảnh/tượng thánh,…
Nhà nguyện Sistina. Ảnh: inmendoza.com
Tóm lại, “thánh thiêng” là một khía cạnh của tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng. Đây là dấu chỉ đánh dấu sự linh thiêng và kính trọng của con người đối với Thiên Chúa, do có một sự cảm nhận rõ ràng về sự hiện diện của Ngài trong đời sống.
Khi nhìn vào các công trình như nhà thờ, hay các lĩnh vực khác như hội họa, điêu khắc, văn học, nhiếp ảnh,…diễn tả niềm tin, sự hiện hữu của Chúa trong cộng đồng Ki-tô hữu trong suốt chiều dài của lịch sử, người ta cũng sẽ cảm nhận được tính “thánh thiêng” nơi các tác phẩm đó, vì đó là những công trình được dâng cho Thiên Chúa.
Khi nhìn vào các công trình như nhà thờ, hay các lĩnh vực khác như hội họa, điêu khắc, văn học, nhiếp ảnh,…diễn tả niềm tin, sự hiện hữu của Chúa trong cộng đồng Ki-tô hữu trong suốt chiều dài của lịch sử, người ta cũng sẽ cảm nhận được tính “thánh thiêng” nơi các tác phẩm đó, vì đó là những công trình được dâng cho Thiên Chúa.
Phải làm gì?
Sứ điệp gửi toàn thể nhân loại nhân dịp bế mạc công đồng Vaticanô II:
“Thế giới chúng ta sống ngày nay đang cần đến cái đẹp để khỏi chìm đắm vào thất vọng. Cái đẹp cũng như chân lý mang lại niềm vui cho tâm hồn con người, đó chính là những hoa trái quí giá không tàn úa vì thời gian nhưng nối kết các thế hệ lại và làm cho họ thông cảm nhau khi thán phục nhau”.