- Chủ đề Author
- #1
Hôm thứ Tư, ngày 23/4, thi hài Đức Thánh cha Phanxicô, trong phẩm phục màu đỏ, đã được rước tới Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô để các tín hữu kính viếng. Thánh lễ an táng sẽ được cử hành vào lúc 10 giờ - giờ Rôma, ngày 26/4/2025. Trong thánh lễ an táng ngài, các hồng y, giám mục, linh mục, phó tế, cũng sẽ mang lễ phục màu đỏ.
Thi hài Đức Giáo hoàng Phanxicô tại di chuyển tới Vương cung Thánh đường Phero. Ảnh: Vatican news
Thông thường, trong phụng vụ Công giáo, màu tang lễ thường là màu đen hoặc tím. Hai màu này là dấu chỉ của cái chết và sự thống hối; đồng thời thể hiện lời cầu nguyện và nỗi đau của Giáo hội khi phó thác những người đã chết cho Chúa, tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa Cha.
Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên là: tại sao tang lễ của các Đức Giáo hoàng - ít nhất là kể từ Đức Phaolô VI, tất cả các Đức Giáo hoàng đều được chôn cất trong màu đỏ?
Việc chọn màu đỏ dành cho các Đức Giáo hoàng, dĩ nhiên, không phải là ngẫu nhiên. Theo truyền thống Byzantine, cho đến ngày nay, người ta vẫn cử hành thánh lễ an táng bằng màu đỏ.
Hơn nữa, trong hầu hết các nghi lễ Đông phương, màu tím không tồn tại. Trong khi đó, màu đỏ là màu của các vị tử đạo. Các tín hữu đầu tiên, cách riêng các Tông đồ đều đã chết vì đạo. Họ là những vị tử đạo, đã đổ máu để làm chứng (trong tiếng Hy Lạp, tử đạo có nghĩa là làm chứng) cho tình yêu vô hạn của Chúa Giêsu, Đấng đầu tiên đã đổ máu để cứu rỗi tội nhân. Do đó, màu đỏ cũng là màu của các Tông đồ, và của thánh Phêrô, vị Giáo hoàng tiên khởi, người lãnh đạo các ngài.
Ngoài ra, màu đỏ, màu sắc của sự tử đạo, nhưng cũng là màu sắc của Chúa Thánh Thần. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã được ban tràn đầy cho Giáo hội qua các Tông đồ. Từ đó, qua các Tông đồ, các Đức Giáo hoàng, chính Chúa Thánh Thần dẫn dắt đàn chiên trung tín của Chúa đến với vị Mục Tử Tối cao. Ngài dẫn dắt họ từ ân sủng này đến ân sủng khác qua lời nói và hành động của những người mà Ngài đã chọn làm đại diện cho Chúa Kitô.
Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên là: tại sao tang lễ của các Đức Giáo hoàng - ít nhất là kể từ Đức Phaolô VI, tất cả các Đức Giáo hoàng đều được chôn cất trong màu đỏ?
Việc chọn màu đỏ dành cho các Đức Giáo hoàng, dĩ nhiên, không phải là ngẫu nhiên. Theo truyền thống Byzantine, cho đến ngày nay, người ta vẫn cử hành thánh lễ an táng bằng màu đỏ.
Hơn nữa, trong hầu hết các nghi lễ Đông phương, màu tím không tồn tại. Trong khi đó, màu đỏ là màu của các vị tử đạo. Các tín hữu đầu tiên, cách riêng các Tông đồ đều đã chết vì đạo. Họ là những vị tử đạo, đã đổ máu để làm chứng (trong tiếng Hy Lạp, tử đạo có nghĩa là làm chứng) cho tình yêu vô hạn của Chúa Giêsu, Đấng đầu tiên đã đổ máu để cứu rỗi tội nhân. Do đó, màu đỏ cũng là màu của các Tông đồ, và của thánh Phêrô, vị Giáo hoàng tiên khởi, người lãnh đạo các ngài.
Ngoài ra, màu đỏ, màu sắc của sự tử đạo, nhưng cũng là màu sắc của Chúa Thánh Thần. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã được ban tràn đầy cho Giáo hội qua các Tông đồ. Từ đó, qua các Tông đồ, các Đức Giáo hoàng, chính Chúa Thánh Thần dẫn dắt đàn chiên trung tín của Chúa đến với vị Mục Tử Tối cao. Ngài dẫn dắt họ từ ân sủng này đến ân sủng khác qua lời nói và hành động của những người mà Ngài đã chọn làm đại diện cho Chúa Kitô.
Hàng chục ngàn người tiễn đưa thi hài Đức Phanxicô. Ảnh: Vatican Media
Tóm lại, việc Giáo hội chọn lễ phục màu đỏ trong lễ tang các Đức Giáo hoàng không hề ngẫu nhiên, tùy hứng, nhưng bắt nguồn từ các truyền thống phụng vụ lâu đời nhất, và với các anh em Đông phương ngày nay.
Lễ phục mầu đỏ nhắc nhở chúng ta về sứ mạng của mọi Giáo hoàng: làm chứng, trong Chúa Thánh Thần, về tình yêu vô hạn mà mỗi người được kêu gọi. Một sứ mạng từng được giao phó cho thánh Phêrô và các bạn đồng hành của ngài, ngày nay cũng được giao phó cho người kế nhiệm ngài và tất cả các giám mục.
Lễ phục mầu đỏ nhắc nhở chúng ta về sứ mạng của mọi Giáo hoàng: làm chứng, trong Chúa Thánh Thần, về tình yêu vô hạn mà mỗi người được kêu gọi. Một sứ mạng từng được giao phó cho thánh Phêrô và các bạn đồng hành của ngài, ngày nay cũng được giao phó cho người kế nhiệm ngài và tất cả các giám mục.
- Theo Aleteia