Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,048
- Chủ đề Author
- #1
Sau chương trình tang lễ, sự chú ý của gần 1,4 tỷ tín hữu Công Giáo toàn cầu hướng về mật nghị hồng y, nơi sẽ quyết định không chỉ ai là người kế nhiệm, mà còn là hướng đi của Giáo hội trong nhiều thập kỷ tới.
Trong khi một bộ phận giáo dân mong chờ sự trở lại với những giá trị truyền thống, không ít người khác đặt kỳ vọng vào một vị Giáo hoàng mang tinh thần cải cách, tiếp tục con đường “hiệp hành” mà Đức Phanxicô đã khai mở suốt hơn một thập niên qua. Liệu một “Đức Phanxicô thứ hai” có thực sự khả thi?
Ảnh: Vatican Media
Một mô hình cải cách chưa hoàn tất
Từ khi được bầu vào năm 2013, Đức Phanxicô đã nỗ lực tái định hình cung cách điều hành trong Giáo hội. Tâm điểm trong đường lối của ngài là tiến trình hiệp hành (synodality) – một khái niệm được Công đồng Vaticanô II đề cập (x. Lumen Gentium, #8 và #12), nhưng nay được cụ thể hóa qua việc lắng nghe và tham vấn rộng rãi từ giám mục đến giáo dân, bao gồm cả phụ nữ.
Trong Tông huấn Evangelii Gaudium (2013), ngài nhấn mạnh: “Chúng ta cần một Giáo hội có khả năng lắng nghe... một Giáo hội đồng hành với nhân loại trong mọi hoàn cảnh” (#24). Tuy nhiên, không ít cải cách vẫn chưa được thể chế hóa: vai trò lãnh đạo của phụ nữ còn mơ hồ; quyền tự quản của các Hội đồng Giám mục địa phương chưa được củng cố (Evangelii Gaudium, #32); và những vấn đề nhạy cảm về luân lý tính dục, người đồng tính và phụng vụ vẫn gây tranh cãi.
Trong Tông huấn Evangelii Gaudium (2013), ngài nhấn mạnh: “Chúng ta cần một Giáo hội có khả năng lắng nghe... một Giáo hội đồng hành với nhân loại trong mọi hoàn cảnh” (#24). Tuy nhiên, không ít cải cách vẫn chưa được thể chế hóa: vai trò lãnh đạo của phụ nữ còn mơ hồ; quyền tự quản của các Hội đồng Giám mục địa phương chưa được củng cố (Evangelii Gaudium, #32); và những vấn đề nhạy cảm về luân lý tính dục, người đồng tính và phụng vụ vẫn gây tranh cãi.
Ảnh: pillarcatholic.com
Ứng viên kế vị – Ai có thể tiếp nối tinh thần Phanxicô?
Sẽ có 135 Hồng y dưới 80 tuổi sẽ có quyền bầu Giáo hoàng trong mật nghị tới. Trong đó, một số gương mặt được đánh giá là gần gũi với đường lối mục vụ của Đức Phanxicô:
- ĐHY Luis Antonio Tagle (Philippines): Nguyên Tổng Giám mục Manila, hiện là Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng. Với phong cách giản dị, thân thiện và tinh thần Á châu, ngài được ví như “Phanxicô của phương Đông”. Tuy nhiên, việc không nắm giữ giáo phận tại Ý có thể làm suy giảm cơ hội của ngài.
- ĐHY Matteo Zuppi (Ý): Tổng Giám mục Bologna và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý. Là thành viên Cộng đoàn Sant’Egidio – tổ chức dân sự Công giáo nổi tiếng với các nỗ lực hòa giải xung đột – ngài được biết đến là nhân vật mục vụ sâu sắc, giàu kinh nghiệm chính trị và gần gũi người nghèo.
- ĐHY Jean-Claude Hollerich (Luxembourg): Hồng y Dòng Tên, từng là Tổng tường trình viên Thượng Hội đồng Giám mục về hiệp hành. Ngài gây chú ý khi kêu gọi Giáo hội “xem xét lại giáo huấn về đồng tính luyến ái” – một lập trường có thể gây chia rẽ trong Hồng y đoàn, đặc biệt là từ các khu vực bảo thủ như châu Phi và Đông Âu.
Mặc dù gần 75% hồng y cử tri được Đức Phanxicô bổ nhiệm, điều đó không đảm bảo họ sẽ chọn một người giống ngài. Theo giới quan sát Vatican, Hồng y đoàn hiện phân hóa thành ba nhóm chính: phe cải cách, phe bảo thủ và phe trung dung. Việc bầu ra một vị giáo hoàng quá giống Đức Phanxicô có thể làm sâu sắc thêm chia rẽ nội bộ. Trái lại, một lựa chọn dung hòa – người “có tinh thần Phanxicô, nhưng cách tiếp cận thận trọng hơn” – được xem là khả thi nhất về mặt chính trị.
Các yếu tố truyền thống trong việc chọn Giáo hoàng – như kinh nghiệm làm việc tại giáo triều Rôma, khả năng ngôn ngữ, tuổi tác và nguồn gốc địa lý – cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử.
Các yếu tố truyền thống trong việc chọn Giáo hoàng – như kinh nghiệm làm việc tại giáo triều Rôma, khả năng ngôn ngữ, tuổi tác và nguồn gốc địa lý – cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử.
ĐHY Matteo Zuppi (Ý): Tổng Giám mục Bologna và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý. Ảnh: associatedmedias.com
Một Giáo hội đứng trước bước ngoặt
Tương lai của Giáo hội Công giáo không chỉ nằm ở tên tuổi của người kế vị, mà còn ở định hướng mục vụ và thần học mà người ấy sẽ lựa chọn: trở lại với trật tự cũ hay tiếp tục mở lối cho một Giáo hội cởi mở, đối thoại và đồng hành?
Trong bài giảng tại Thượng Hội đồng Giám mục về hiệp hành (2023), Đức Phanxicô từng nhấn mạnh: “Giáo hội không phải là pháo đài, mà là một chiếc lều mở rộng” – hình ảnh gợi nhắc đến sách Isaia (Is 54,2). Lều đó cần được mở rộng cả về chiều sâu đức tin lẫn chiều ngang đối thoại văn hóa và xã hội.
Ai đủ bản lĩnh – và đức khiêm tốn – để tiếp nối hành trình gieo trồng trên cánh đồng đức tin mà Đức Phanxicô đã khởi sự?
Trong bài giảng tại Thượng Hội đồng Giám mục về hiệp hành (2023), Đức Phanxicô từng nhấn mạnh: “Giáo hội không phải là pháo đài, mà là một chiếc lều mở rộng” – hình ảnh gợi nhắc đến sách Isaia (Is 54,2). Lều đó cần được mở rộng cả về chiều sâu đức tin lẫn chiều ngang đối thoại văn hóa và xã hội.
Ai đủ bản lĩnh – và đức khiêm tốn – để tiếp nối hành trình gieo trồng trên cánh đồng đức tin mà Đức Phanxicô đã khởi sự?
Cùng chủ đề