Tâm thư gửi các Giáo Phận: Truyền thông Công Giáo cần mở cửa, hợp tác và để lan tỏa Tin Mừng

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
8/4/24
Bài viết
93

Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần nhấn mạnh rằng: "Giáo hội cần quan tâm đến và hiện diện trong thế giới truyền thông, để đối thoại với con người ngày nay và giúp họ gặp gỡ Chúa Kitô." Ngài cũng khuyến khích mọi người tham gia vào truyền thông mang tính xây dựng, tạo điều kiện cho sự gặp gỡ và đối thoại giữa các nền văn hóa, tôn giáo và quan điểm khác nhau. Trong thông điệp hàng năm, Đức Thánh Cha luôn kêu gọi sử dụng các phương tiện truyền thông một cách sáng tạo và trách nhiệm để góp phần vào việc truyền bá các giá trị nhân văn và tôn giáo.


phailamgi_Truyền thông Công Giáo cần mở cửa, hợp tác và để lan tỏa Tin Mừng_CV1.jpg
Ảnh: Canva
Hiện nay, nhiều kênh YouTube của các Giáo phận thường xuyên đăng tải các bài giảng hay và các thông điệp quý giá của các Đức Cha và Linh Mục. Tuy nhiên, trong các video đó, không ít lần chúng ta thấy xuất hiện ghi chú "Bản quyền – Xin không đăng tải lại ở các kênh khác". Điều này, dù có ý định tốt trong việc bảo vệ bản quyền, lại vô tình thể hiện tư duy "đóng kín" tạo ra rào cản trong việc lan tỏa thông điệp Tin Mừng rộng rãi hơn đến với cộng đồng.

Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi truyền thông cần được đẩy mạnh để lan tỏa Tin Mừng thì thay vì hạn chế việc tái sử dụng các nội dung chính thống từ Giáo hội, các Giáo Phận nên xem xét việc mở cửa và khuyến khích các cá nhân, tổ chức truyền thông độc lập tham gia vào việc lan tỏa các bài giảng, thông điệp của Giáo hội. Việc này không chỉ giúp đưa Tin Mừng đến gần hơn với đông đảo quần chúng, mà còn khuyến khích sự hợp tác trong cộng đồng, xây dựng một mạng lưới truyền thông mạnh mẽ, toàn diện, bởi lẽ không thể phủ nhận rằng, các kênh truyền thông của các Giáo phận dù mang tính chính thống và chính danh, nhưng đôi khi không bắt kịp với xu hướng truyền thông hiện đại. Những phương pháp truyền tải thông tin trên các kênh này phần lớn vẫn bám sát các hình thức truyền thống, với sự tiếp cận chưa đủ mạnh để thu hút sự chú ý từ thế hệ trẻ, hoặc các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu nhưng không chủ động đến các nền tảng này.

Ngược lại, các kênh truyền thông cá nhân và độc lập thường có sự linh hoạt hơn trong việc nắm bắt xu hướng. Họ có thể biến những nội dung truyền thống thành những hình thức dễ tiếp cận hơn, như video ngắn, clip trích dẫn, thu hút hàng triệu lượt xem, theo dõi và lan tỏa thông điệp nhanh chóng.

Một trong những lý do mà các Giáo phận lo ngại khi mở cửa chia sẻ nội dung là nguy cơ thông tin bị sử dụng sai mục đích hoặc bị lợi dụng để thu hút quảng cáo, tài trợ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận ở một khía cạnh rộng hơn: cái cốt lõi ở đây là các thông điệp, bài giảng của Giáo hội được lan rộng đến cộng đồng. Việc một số cá nhân dành thời gian và công sức để chỉnh sửa, phân phối lại nội dung ấy có thể coi như một sự trả công cho họ, nhưng điều quan trọng là thông điệp của Chúa được truyền tải đến càng nhiều người càng tốt.

Thêm vào đó, nếu một cá nhân muốn sử dụng sai mục đích thì dù có bản quyền hay không, họ vẫn có thể tự ý sử dụng thông tin như hiện nay. Việc hạn chế này đôi khi không có tác dụng ngăn chặn mà chỉ khiến thông điệp bị hạn chế.

phailamgi_Truyền thông Công Giáo cần mở cửa, hợp tác và để lan tỏa Tin Mừng_CV2.jpg
Ảnh: Canva
Vì thế nên chăng các Giáo Phận nên cân nhắc một số gợi ý đề xuất như sau:

- Mở cửa và chia sẻ nguồn tài liệu:
Các Giáo phận nên khuyến khích việc chia sẻ các file gốc của video bài giảng và nội dung có giá trị để các kênh truyền thông cá nhân, độc lập có thể sử dụng nhằm lan tỏa Tin Mừng. Điều này không chỉ giúp đưa thông điệp đến gần với nhiều người hơn mà còn phù hợp với tinh thần truyền giáo của Giáo hội.

- Thiết lập kênh liên lạc chính thức: Để việc chia sẻ thông tin diễn ra có tổ chức, các Giáo phận nên xây dựng một kênh liên lạc chính thức, nơi các cá nhân và tổ chức truyền thông độc lập có thể đăng ký xin phép sử dụng tài liệu. Những người sử dụng nội dung cần cung cấp thông tin cụ thể và cam kết sử dụng đúng mục đích, đảm bảo sự kiểm soát và quyền sở hữu của Giáo phận.

- Hợp tác với kênh cá nhân độc lập: Các Giáo phận, Nhà dòng và các Đức Cha nên xem xét mở rộng hợp tác với các kênh truyền thông cá nhân độc lập để sản xuất nội dung mới, sáng tạo và hấp dẫn. Sự hợp tác này sẽ giúp thu hút nhiều người xem hơn, đồng thời làm tăng khả năng lan tỏa thông điệp một cách mạnh mẽ hơn. Điều này, nếu được thực hiện một cách đúng đắn, sẽ mang lại lợi ích lớn cho toàn bộ cộng đồng, và giúp lan tỏa tình yêu thương của Thiên Chúa đến mọi người.

Khi nhận được sự đồng thuận và mở cửa từ các Giáo Phận trong việc sử dụng các tài liệu, nguồn thông tin truyền thông chính thống, các cá nhân, tổ chức truyền thông độc lập cần tôn trọng và ghi rõ nguồn gốc, tác giả, đồng thời ghi chú lời cảm ơn tới các Giáo phận. Điều này đảm bảo rằng thông tin được lan tỏa một cách minh bạch và chính xác, giúp duy trì uy tín cho cả hai bên. Cũng cần cam kết sử dụng thông tin đúng mục đích tôn giáo, không biên tập, cắt ghép theo hướng xuyên tạc, sai lạc về bản chất. Việc sử dụng nội dung cần trung thực, có trách nhiệm để đảm bảo thông điệp được truyền tải chính xác theo tinh thần của Giáo hội. Các kênh truyền thông cá nhân nên tận dụng sự sáng tạo của mình để biến những nội dung truyền thống thành những hình thức dễ tiếp cận hơn. Điều này sẽ giúp thông điệp của Giáo hội tiếp cận với đa dạng đối tượng, đặc biệt là thế hệ trẻ và những người chưa quen với phương pháp truyền thông truyền thống.

Truyền thông đã trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Giáo hội thực hiện sứ mệnh truyền bá Tin Mừng. Ngày Thế giới Truyền thông, được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khởi xướng vào năm 1967, là minh chứng cho sự quan tâm của Giáo hội đối với sự phát triển của truyền thông. Hằng năm, Đức Thánh Cha gửi thông điệp nhấn mạnh rằng việc truyền thông cần phải đi kèm với tinh thần trách nhiệm, sự trung thực và tôn trọng giá trị đạo đức, đồng thời khuyến khích mọi người sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số để tạo dựng một cộng đồng yêu thương và đoàn kết. Từ đó thấy rằng sự mở cửa trong truyền thông của các Giáo Phận không chỉ giúp lan tỏa Tin Mừng một cách hiệu quả hơn, mà còn tạo điều kiện để các cá nhân, kênh truyền thông độc lập đồng hành cùng Giáo hội trong sứ vụ truyền giáo. Trong thời đại kỹ thuật số, việc hợp tác và chia sẻ tài nguyên sẽ giúp Giáo hội tiếp cận và ảnh hưởng sâu rộng hơn đến mọi tầng lớp trong xã hội. Để đạt được điều này, chúng ta cần một cách tiếp cận mới, cởi mở và sáng tạo hơn.

1. Ý NGHĨA CÁC SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO CÁC PHONG TRÀO GIỚI TRẺ
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên