Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,102
- Chủ đề Author
- #1
Giáo hoàng Lêô XIV cho biết ngài chọn tông hiệu giáo hoàng này để nhấn mạnh tầm quan trọng của học thuyết xã hội Công giáo trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ mới với trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò trung tâm.
Theo Vatican News, trong những phát biểu đầu tiên sau khi đắc cử, khi nói về lý do chọn Tông hiệu Lêô XIV, tân Giáo hoàng có nói:
"Tôi chọn tên Lêô XIV, phần lớn là vì Đức Giáo hoàng Lêô XIII – người đã đưa ra thông điệp Rerum Novarum về vấn đề xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp đầu tiên. Ngày nay, Giáo hội tiếp tục cống hiến kho tàng học thuyết xã hội của mình để đối diện với cuộc cách mạng công nghiệp mới và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo – những yếu tố đang đặt ra thách thức mới đối với phẩm giá con người, công lý và lao động.”
Rerum Novarum, ban hành năm 1891, là một trong những văn kiện đầu tiên của Tòa Thánh nói về vấn đề công bằng xã hội và quyền của người lao động. Văn kiện này được xem là nền tảng cho toàn bộ Học thuyết Xã hội Công giáo hiện đại.
Khi AI dần thay thế con người trong nhiều ngành nghề, các câu hỏi về quyền lợi người lao động, sự công bằng và phẩm giá nhân vị lại một lần nữa trở nên cấp bách.
Như vậy, theo lời Đức Lêô XIV, giáo hội sẽ tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ về những vấn đề liên quan đến tự động hóa, thuật toán, dữ liệu và tương lai của lao động con người. Vì tiêu chuẩn cuối cùng để đánh giá mọi tiến bộ kỹ thuật chính là phẩm giá con người (Compendium, #179)
Với lựa chọn này, Đức Giáo hoàng Lêô XIV phát đi thông điệp, Giáo hội không đứng ngoài các cuộc thay đổi của thế giới, mà sẽ đồng hành và lên tiếng để bảo vệ con người – đặc biệt là những người dễ bị tổn thương trong thời đại công nghệ.
Phải làm gì?
Docat 23: Mục đích của học thuyết xã hội là gì?
Học thuyết xã hội có hai mục đích:
Nêu những đòi hỏi về hành vi xã hội đúng đắn như xuất hiện trong Phúc Âm. Nhân danh công lý, lên án những hành động và những thể chế xã hội, kinh tế hay chính trị đi ngược lại với sứ điệp Phúc Âm.Đức tin Kitô giáo có một quan điểm rõ rệt về phẩm giá con người, và từ quan điểm này, đức tin Kitô giáo rút ra một số nguyên tắc, chuẩn mực, và nhận định về giá trị, mà có thể mang đến một trật tự xã hội tự do và công bằng. Dù các nguyên tắc của học thuyết xã hội có rõ ràng đến thế nào đi nữa, các nguyên tắc ấy vẫn cần phải được vận dụng thường xuyên vào các vấn đề xã hội hiện thời. Khi áp dụng học thuyết xã hội, Giáo Hội trở thành trạng sư của tất cả những ai, vì các nguyên nhân rất khác nhau, không thể lên tiếng và thường họ là những người bị ảnh hưởng nhất do những hành động và cơ chế bất công.