TGM Marek Zalewski: “Phải thể hiện đức tin bằng những việc cụ thể, chứ đừng chỉ bằng lời nói”

3.00 star(s) 2 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,079

Theo trang truyền thông của HĐGM Việt Nam, Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam – TGM Marek Zalewski đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên xoay quanh cuộc bổ nhiệm và vai trò của Ngài tại Việt Nam.​



Cover_DTGM-Marek-Zalewski_phailamgi.jpg

Ảnh: giaophandanang.org

Như thông tin đã đưa từ trước, Đức giáo hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm TGM Marek Zalewski làm Đại diện Tòa Thánh thường trú tại Việt Nam hôm 23/12/2023.

Khi được hỏi về cảm nhận xoay quanh cuộc bổ nhiệm này, ngài cảm nhận được niềm vui, sau 5 năm phải đi về giữa Việt Nam và Singapore, giờ đây ngài được ở Thủ đô Hà Nội, mở ra một tương lai tốt đẹp cho văn phòng của ngài tại Việt Nam, và vì lợi ích của Giáo hội Việt Nam.

Về vai trò đại diện thường trú, ngài chia sẻ, khi hai nước có quan hệ ngoại giao toàn diện, thì được gọi là Sứ thần toàn thánh, tùy điều kiện mà có thể thường trú hoặc là không. Trong trường hợp của ngài, vì vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Tòa Thánh, nên được gọi là đại diện Tòa thánh thường trú.

Ngài tới Việt Nam không với tư cách ngoại giao, không có quyền miễn trừ hay đặc quyền ngoại giao. Nhưng với việc văn phòng của Ngài ở Hà Nội, ngài làm việc tương tự với công việc của Sứ Thần Tòa Thánh. Bởi các Đại diện tông tòa của Đức Thánh Cha có thể đến thăm bất cứ quốc gia nào, nhưng không được cư trú, cũng như có văn phòng chính thức, ngài giải thích thêm.

Nói về tác động của cuộc bổ nhiệm, ngài cho rằng các mối quan hệ đã được cải thiện. Sau khi ngài kế nhiệm vị tiền nhiệm của Ngài là TGM Leopoldo Girelli và đến Singapore năm 2018, thì giờ đây, ngài đã có thể ở lại, có văn phòng tại Hà Nội, chứng minh cho mối quan hệ ngày càng vững mạnh hơn, tốt đẹp hơn và đáng tin hơn giữa Giáo hội và Việt Nam.

Từ những thời điểm không có liên lạc chính thức, đến thời điểm có văn phòng và Đại diện Tòa thánh tại Việt Nam, được coi là một thành tựu lịch sử to lớn. Ngài nhấn mạnh thêm, để có thể thực hiện điều này, chúng ta cam kết sẽ cảm thông, thấu hiểu lần nhau, trở thành một công dân tốt, một giáo dân tốt. Ngài hy vọng tương lai sẽ còn tốt đẹp hơn nữa, vì đó không chỉ là hy vọng của cá nhân ngài, mà còn là hy vọng của Tòa Thánh về một mối quan hệ ngoại giao toàn diện với Việt Nam.

Ngài cảm nhận Giáo hội Việt Nam là một giáo hội trẻ trung, nhiệt thành và trung tín với Tin Mừng, sau khi thực hiện 36 lần tới Việt Nam và thăm hầu hết các giáo phận. Ngài hy vọng các Ki-tô hữu nơi đây tiếp tục bước theo Chúa Ki-tô, cho dù sẽ bị cám dỗ bởi nhiều hình thức khác nhau như mạng xã hội, hay những lời hứa hão huyền.

Sau cùng, ngài có lời nhắn nhủ: “Hãy trở thành người công giáo tốt, trung thành với tin mừng của Chúa Giê-su, và quan trọng phải thể hiện niềm tin của mình bằng những công việc cụ thể, như làm việc bác ái, tôn trọng người khác, chứ không chỉ bằng lời nói.”

Nhân dịp tết nguyên đán, ngài gửi lời chúc và ân phúc của Thiên Chúa tới Cộng đoàn dân Chúa tại Việt Nam, “xin Thiên Chúa toàn năng, ban phúc lành và chúc lành cho đất nước Việt Nam chúng ta”​
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên