Tham gia vào đời sống Giáo hội và xã hội: trách nhiệm và nghĩa vụ của các tín hữu!

Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
495

Trong tiến trình cùng Hội thánh Hoàn vũ hướng về việc xây dựng một Hội thánh Hiệp hành, Hội thánh Công giáo Việt Nam đã đưa ra chương trình mục vụ ba năm. Năm 2024 này là năm Giáo hội "Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội" của mọi tầng lớp dân Chúa.​


35.jpg

Trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia

Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng mọi người đều có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi người. Tham gia vào cộng đồng với tinh thần trách nhiệm và ý thức về công ích là cách để chúng ta sống đúng với phẩm giá của con người. Phát huy sự tự do, sáng tạo và giúp cho bản thân được phát triển hơn​
"Tham gia là một nghĩa vụ mà mọi người phải chu toàn một cách ý thức, với tinh thần trách nhiệm và nhắm tới công ích" (TLHT 189)
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người khi tham gia vào các tổ chức hay cộng đồng, thường có thái độ thụ động, nghĩ rằng sự hiện diện của mình có hay không cũng không quan trọng. Họ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác hoặc chỉ trích cấp trên vì không biết cách phát huy sự sáng tạo của nhân viên. Thay vì hành động để phát triển cộng đồng, họ lại chọn cách nói xấu sau lưng, im lặng và nguyền rủa.​

Đóng góp cá nhân và sự phát triển của cộng đồng

Chính sự đùn đẩy trách nhiệm, nhất là sự thụ động trong việc tham gia xây dựng cộng đồng đã làm cho đời sống chung trở nên trì trệ.

Trong thực tế, sự tham gia đóng góp của cá nhân cho cộng đồng luôn là điều quan trọng cho sự phát triển của bất cứ cộng đồng nào. Khi mỗi người đều có ý thức và trách nhiệm đóng góp, cộng đồng sẽ trở nên mạnh mẽ và phát triển hơn. Ngược lại, nếu mọi người đều thụ động và chỉ làm việc cho xong nhiệm vụ, cộng đồng sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu lớn.

Điều này càng quan trọng trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi sự hợp tác và tinh thần liên đới là yếu tố then chốt để đối phó với các thách thức phức tạp.

phailamgi_tham gia đóng góp cho cộng đồng_cv1.jpeg
Ảnh: linkedin

Tóm lại

Trong bối cảnh Giáo hội Việt Nam cùng hương tới một Giáo hội Hiệp hành và mời gọi các tín hữu cùng tham gia, mỗi Kitô hữu cần tự hỏi: "Tôi đã thực hiện trách nhiệm tham gia và có thực sự đóng góp hết mình cho cho cộng đồng chưa?"

Nếu câu trả lời là chưa, chúng ta hãy bắt đầu từ hôm nay, với tinh thần trách nhiệm và ý thức về công ích, để không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng vững mạnh và phát triển.​

Phải Làm Gì?
Docat 97: Nguyên tắc bổ trợ có ý nghĩa gì cho cá nhân?
Chúng ta không thể cứ đẩy những vấn đề về đời sống chung cho “các cấp cao hơn”. Trong tình huống của mình, chúng ta cần tự mình nghĩ ra cách giải quyết vấn đề và chỉ yêu cầu sự nâng đỡ từ cấp cao hơn gần nhất khi gánh chúng ta mang đã quá nặng nề. Dĩ nhiên trước khi thực hiện bước trên, chúng ta nên tìm đến sự nâng đỡ trực tiếp ngang cấp từ các cá nhân, vì điều đó phù hợp cho cả người giúp và người được giúp. Các Kitô hữu, trên nguyên tắc, được kêu gọi tham gia tích cực vào xã hội, và không loại trừ một ai​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên