[Hỏi - đáp] Thiên Chúa có công bằng không?

5.00 star(s) 2 Votes
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
93
Theo mọi người Thiên Chúa có công bằng không? Nếu Thiên Chúa công bằng tại sao lại có người giàu kẻ nghèo, người xinh đẹp, người xấu xí, người khỏe mạnh, người đau yếu...

 
"Ask, and it will be given to you" (Mt7,7)
Tham gia
1/9/24
Bài viết
66
Chính vì câu hỏi này mà người Do Thái nghĩ những người bị bệnh, quỷ ảm, đui mù bẩm sinh... là do tội lỗi của chính người đó hoặc cha mẹ. Người theo đạo Phật họ vẫn tin vào thuyết nhân quả, gieo gì gặt nấy, ta có gì ở đời này hạnh phúc, giỏi giang, xinh đẹp là do phước báu, tu ở mấy kiếp trước. Nhưng chính Đức Giê-su phủ nhận điều đó ở đoạn Kinh Thánh: "Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh." (Gio-an 9,3). Phải chăng chính nhờ có những người nghèo đói, bệnh tật, xấu xí... thì mới thấy được công trình của Thiên Chúa? Giả như thế giới này không có người nghèo, bệnh tật, xã hội sẽ trở nên vô cảm, thiếu tình thương... con người sẽ không còn quan tâm, chăm sóc cho nhau nữa
 
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
93
Giả như thế giới này không có người nghèo, bệnh tật, xã hội sẽ trở nên vô cảm, thiếu tình thương... con người sẽ không còn quan tâm, chăm sóc cho nhau nữa
Như vậy nghèo đói, bệnh tật...là một điều cần thiết sao? Một người gây ra chiến tranh, bất công, đau khổ có thể dùng lý do này để bào chữa được không?
 
"Ask, and it will be given to you" (Mt7,7)
Tham gia
1/9/24
Bài viết
66
sự nghèo đói, bệnh tật là do con người so sánh giữa người với người. và chính điều này, chúng ta mới hiểu được thế nào là hòa bình, là lẽ công bằng nên chúng ta đấu tranh để chúng hiện diện ở trên trái đất. Cũng giống như việc con người phạm tội nên Chúa Giê-su mới xuống thế làm người, giả như con người không phạm tội thì ta có biết Thiên Chúa Ngôi Hai không?
 
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
93
Chắc là Thiên Chúa công bằng, nhưng theo cách của Ngài
 

One

Người kể chuyện
Tham gia
25/9/24
Bài viết
9
Có một câu chuyện như thế này.

Ở một ngôi làng xa xôi nọ, có 1 người đàn ông đã cao tuổi, ông có 12 đứa con, cả trai lẫn gái.

Trong nhà vì là anh cả nên người anh phải giúp bố mẹ chăm sóc các em và làm lụng hỗ trợ bố mẹ sớm nhất, và cũng cứ lần lượt như vậy các người con sau cũng được sinh ra và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên vì hoàn cảnh gia đình thiếu thốn nên những người anh, chị lớn tuổi đều dành hầu hết thời gian chăm sóc cho các em nhỏ hơn, chính vì đó mà cuộc sống riêng của các anh chị lớn không có nhiều của cải, vật chất, thậm chí sức khoẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó khi sinh ra em út mẹ đã mất vì đã nhiều tuổi mà vẫn mang thai, và người em út sinh ra cũng bị tật nguyền, em bị liệt nửa người nên không tự mình chăm sóc bản thân được.

Một ngày nọ vì biết mình tuổi cao sức yếu nên người cha đã dẫn tất cả các con vào một cánh rừng già, cả nhà leo lên 1 tảng đá to, tại đây có thể phóng tầm mắt bao quát hết cả khu làng và dòng sông xa xa đang ôm trọn khu làng bé nhỏ.

Người cha bảo các con ngồi lại 1 chỗ và chỉ về phía cây cổ thụ gần đó.

Các con có thấy cây cổ thụ ngay kia không? Người cha hỏi.

Dạ có! Cả nhà đồng thanh trả lời.

Còn những quả mọng trên cành cao?

Dạ chúng con có thấy, cha muốn ăn phải không? Để con leo lên hái, cậu em thứ 8 reo lên.

Người cha hiền hoà nói, không con ah. Con có thấy những quả bé hơn nằm ở dưới tán lá phía dưới nơi không có nhiều ánh sáng chiếu tới không?

Cậu bé đáp dạ có ạ?

Còn những quả gần gốc cây đã bị những đứa trẻ đi hái củi qua cố gắng dùng cây hái nên quả đã bị xước gần hết? Người cha hỏi.

Vâng con thấy ạ.

……. Lúc này người cha đứng dậy và bắt đầu nói.

Các con thấy đó đứng từ đây các con có thể nhìn thấy được cây cổ thụ và những quả mọng kia. Những quả gần gốc cây nhất là những quả được sinh ra sớm nhất được ánh sáng mặt trời chiếu sáng sớm nhất, nhưng cũng sẽ dễ bị lũ trẻ trong làng hái nhất. Ngoài ra theo thời gian cành lá lớn lên sẽ che hết ánh nắng, nên các quả đó ít được cảm nhận ánh sáng vậy nên trông cũng không được chín mọng.

Còn những quả mọng ở trên cao được hưởng những giọt mưa mát lành, ánh sáng mặt trời ấm áp nên rất khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên lũ chim lại rất thích những quả này và ở vị trí từ trên cao thì cứ quả nào chín mọng là lũ chim sẽ ưu tiên trước.

Cuộc sống vốn dĩ đã là vậy, các con có thể thấy cha mẹ chính là thân cây, và các con chính là hoa quả.

Khi sinh ra các con cha mẹ đều yêu thương và mong muốn những điều tốt nhất cho các con, thực tế cha mẹ đã làm tất cả những gì tốt nhất có thể. Mỗi trái đều nhận được nhựa sống từ thân cây, ở mỗi thời điểm, mỗi cành lá, hoa quả trên cây đều có những sự ưu việt hơn những vị trí khác, và ngược lại cũng sẽ có sự khó khăn hơn những chỗ khác, đó là sự công bằng của cuộc sống…



Chuyện còn khá dài nên mình chỉ tóm tắt lại phần này thôi.
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên