Thành viên
- Tham gia
- 2/1/24
- Bài viết
- 141
- Chủ đề Author
- #1
Em thương mến,
Có một sự thật là trong cả 4 Tin Mừng Mát thêu, Mác cô, Luca và Gioan, không có một tình huống nào nói là Chúa chạy vội vàng cả. Ngài đi bộ từ miền này sang miền khác, từ vùng đồng bằng đến đỉnh núi. Em cảm thấy thế nào khi biết điều này?
Tôi đã dành nhiều ngày qua để suy tư về điều này và bài học chúng ta có thể rút ra được là gì cho cuộc sống hôm nay?
Ảnh: vrijzinniginwassenaar.nl
1. TẠI SAO CHÚA KHÔNG CHẠY MÀ ĐI BỘ?Hạn từ "Chạy" ở đây đương nhiên không nhắm tới việc chạy bộ tập thể dục.
Nhưng chạy ở đây mang nghĩa là vội vàng để làm việc gì đó.
Cùng nhìn lại, trong suốt quá trình 3 năm rao giảng cho tới khi vác thập giá lên núi Sọ, phúc âm không bao giờ nói là Chúa chạy để làm việc gì đó. Ngay cả khi, Ngài nhận được tin người anh em thân yêu Lazarô sắp chết (X. Ga 11:3), Chúa vẫn rất bình tĩnh trước biến cố đó và Ngài nói: "Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh." Các nhà chú giải đã giải thích hình ảnh Lazarô tiêu biểu cho những người bị tội lỗi gây tổn thương và đang đi đến cái chết!
Chúa đã thấy một viễn cảnh rất xa mà Lazarô và tất cả những người thân như Mác ta hay Maria, cũng như các môn đệ không ai thấy cả. Trong biến cố tuyệt vọng của thân phận con người, tưởng chừng như là dấu chấm hết cho tất cả thì Chúa lại cho chúng ta thấy thái độ bình tĩnh và cái nhìn sâu xa của Ngài mà không ai có thể thấy được.
Nhưng làm sao mà Chúa có thể thấy trong khi tất cả không thấy? Chúa cũng là con người 100% mà?
Có lẽ câu trả lời nằm sâu thẳm trong Đức Tin, trong tương quan mật thiết của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Chính niềm tin đó đã thay đổi tất cả!
Nhưng chạy ở đây mang nghĩa là vội vàng để làm việc gì đó.
Cùng nhìn lại, trong suốt quá trình 3 năm rao giảng cho tới khi vác thập giá lên núi Sọ, phúc âm không bao giờ nói là Chúa chạy để làm việc gì đó. Ngay cả khi, Ngài nhận được tin người anh em thân yêu Lazarô sắp chết (X. Ga 11:3), Chúa vẫn rất bình tĩnh trước biến cố đó và Ngài nói: "Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh." Các nhà chú giải đã giải thích hình ảnh Lazarô tiêu biểu cho những người bị tội lỗi gây tổn thương và đang đi đến cái chết!
Chúa đã thấy một viễn cảnh rất xa mà Lazarô và tất cả những người thân như Mác ta hay Maria, cũng như các môn đệ không ai thấy cả. Trong biến cố tuyệt vọng của thân phận con người, tưởng chừng như là dấu chấm hết cho tất cả thì Chúa lại cho chúng ta thấy thái độ bình tĩnh và cái nhìn sâu xa của Ngài mà không ai có thể thấy được.
Nhưng làm sao mà Chúa có thể thấy trong khi tất cả không thấy? Chúa cũng là con người 100% mà?
Có lẽ câu trả lời nằm sâu thẳm trong Đức Tin, trong tương quan mật thiết của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Chính niềm tin đó đã thay đổi tất cả!
Ảnh: Baylor University
2. BÀI HỌC CHO CHÚNG TA HÔM NAYCùng nhìn vào cuộc sống của mỗi người hôm nay. Chúng ta vội nhiều thứ lắm. Chúng ta lo nhiều thứ lắm. Khi sức ép quá căng, chúng ta còn kêu trách là: Chúa đâu rồi? Sao con không thấy Chúa?
Nhưng cùng ngồi lại, không chạy nữa, không vội nữa để nhìn xem có điều gì đó tương tự như câu chuyện năm xưa: Khi các môn đệ trên thuyền với Chúa thì cuồng phong nổi lên. Chúa ngồi ở đàng lái, dựa đầu vào gối mà ngủ. Các môn đệ và cả chính chúng ta đang gào thét lên: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?". Người thức dậy, ngăm đe gió và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!" Gió liền tắt và biển lặng như tờ. Rồi người bảo các ông, bảo tôi và em: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?" (x. Mc 4:35-40).
Khi khốn khó xảy ra, chúng ta chạy đến Chúa kêu gào, nhưng có thực sự tin là Chúa sẽ ra tay và chấp nhận cách của Ngài, ý của Ngài không? Hay chúng ta vẫn có cách của mình, chọn con đường dễ dãi để chạy và có thể con đường đó sẽ không liên quan tới Chúa. Chúng ta chạy để nhào nặn cuộc đời theo thành công mà người đời ca tụng. Chúng ta chạy để giành vinh quang cho bản thân. Nhưng mỗi khi khó khăn, vấp ngã thì lại kêu gào Chúa!
Em thương mến,
Trở về câu chuyện đi bộ trong bình an và chủ động, chìa khóa của vấn đề khi nhìn vào tấm gương của Chúa, đó là tương quan mật thiết với Chúa, đón nhận Ý Chúa và con đường của Ngài trong Đức Tin và Phó Thác.
Em hãy cùng tôi đọc lại Thánh Vịnh 37:5
"Hãy ký thác đường đời cho CHÚA,
tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay."
Yeuthuong,
Happypencil
Nhưng cùng ngồi lại, không chạy nữa, không vội nữa để nhìn xem có điều gì đó tương tự như câu chuyện năm xưa: Khi các môn đệ trên thuyền với Chúa thì cuồng phong nổi lên. Chúa ngồi ở đàng lái, dựa đầu vào gối mà ngủ. Các môn đệ và cả chính chúng ta đang gào thét lên: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?". Người thức dậy, ngăm đe gió và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!" Gió liền tắt và biển lặng như tờ. Rồi người bảo các ông, bảo tôi và em: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?" (x. Mc 4:35-40).
Khi khốn khó xảy ra, chúng ta chạy đến Chúa kêu gào, nhưng có thực sự tin là Chúa sẽ ra tay và chấp nhận cách của Ngài, ý của Ngài không? Hay chúng ta vẫn có cách của mình, chọn con đường dễ dãi để chạy và có thể con đường đó sẽ không liên quan tới Chúa. Chúng ta chạy để nhào nặn cuộc đời theo thành công mà người đời ca tụng. Chúng ta chạy để giành vinh quang cho bản thân. Nhưng mỗi khi khó khăn, vấp ngã thì lại kêu gào Chúa!
Em thương mến,
Trở về câu chuyện đi bộ trong bình an và chủ động, chìa khóa của vấn đề khi nhìn vào tấm gương của Chúa, đó là tương quan mật thiết với Chúa, đón nhận Ý Chúa và con đường của Ngài trong Đức Tin và Phó Thác.
Em hãy cùng tôi đọc lại Thánh Vịnh 37:5
"Hãy ký thác đường đời cho CHÚA,
tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay."
Yeuthuong,
Happypencil