Thư gửi em, em đang làm gì vậy?

4.70 star(s) 7 Votes
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
108

Em thương mến,

Em đang làm gì vậy?

Một câu hỏi đơn giản như vậy mà cũng hỏi nhỉ? Nhưng ý tứ câu nói lại sâu sắc hơn những câu chữ có thể diễn đạt. Nào mình cùng nhìn vào hai góc nhìn của Phật Giáo: Tâm Ý ThứcCông Giáo: Tỉnh Thức với Chúa nhé!​


phailamgi_thuguiem_cv1.jpg

Ảnh: spiritualityhealth.com


Đức Phật có dạy: "An trú cách hạnh phúc trong giây phút hiện tại.
Đừng có để cho mình bị sống trong quá khứ,
cũng đừng chạy theo tương lai.
Quá khứ thì đã qua rồi, và tương lai thì còn chưa tới."

Sư Ông Làng Mai (Plum Village) Thích Nhất Hạnh đã tạo ra một không gian thiền, tu tập cho rất nhiều người muốn tới để tìm lại ý thức về cuộc sống, tìm lại sức sống, bình an và ý nghĩa cuộc đời. Thay vì chỉ ngay cho người tu những điều học phải làm, thì Sư Ông sẽ dẫn họ tới khu vườn mai, để cho họ cảm nhận khu vườn, mùi thơm của hoa cỏ, không khí bình yên. Điều đó khiến họ tập trung về những điều tuyệt vời trong hiện tại.

Khi bước vào bếp thấy các học trò đang chuẩn bị bữa cơm chiều, Sư Ông hỏi:​
- Các con đang làm gì vậy?​
Có người mới tu tập sẽ nghĩ đúng là ngớ ngẩn, bộ sư không thấy tất cả đang nấu bếp sao?
Nhưng những người đã tu tập lâu hơn, cúi đầu xuống, chắp tay và nói:​
-Cám ơn Thầy đã mang con trở về với con người thật của con!

Hoặc họ sẽ cười vì nhận ra họ đã không ở trong giây phút hiện tại.

(Tham Khảo: Thich Nhat Hanh - Touching Peace)

Cuộc sống chỉ được tìm thấy trong giây phút hiện tại và con đường tốt nhất để đụng chạm tới mầu nhiệm cuộc sống là Ý Thức! Ăn biết mình đang ăn, làm vườn biết mình đang làm vườn, nói biết mình đang nói (điều này đòi hỏi tu tập rất nhiều để khi vừa nói vừa ý thức được cách trọn vẹn về mình đang nói gì.)

Một thực tập đơn giản nhưng hiệu quả là việc: Thiền hơi thở. Chỉ tập trung vào hơi thở mà thôi với câu khẩu khuyết:​
  • Hít vào tâm tĩnh lặng​
  • Thở ra miệng mỉm cười.​

Với thái độ khiêm tốn học hỏi và mở lòng ra với những chân lý, ta có thể thấy giá trị của Tâm ý thức, Phật Giáo trong việc giúp con người trở về với giây phút hiện tại cách tròn đầy.

2. Tỉnh thức với Chúa (be awaken with Christ)

phailamgi_thuguiem_cv2.jpg

Ảnh: Pinterest

"Anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?' (x. Mt 26:40)
Đây có lẽ là điều khác biệt rất lớn trong ý niệm về tỉnh thức của Công Giáo.
Tỉnh thức là đặt mình trong tư thế sẵn sàng kết hiệp với Chúa,
để tìm ý Chúa trong giây phút hiện tại.
Với kinh nghiệm làm người, Con Thiên Chúa đã phải nói:
- Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ.
Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn." (Mt 26:41)


Chúng ta được mời gọi đi vào thinh lặng, cô tịch cõi lòng không phải để chỉ tìm sự an nghỉ cho mình, sự thoải mái hay thư giãn. Nhưng đó hành trình để gặp gỡ Thiên Chúa, để nhận ra thân phận dễ nuông chiều bản thân và rơi vào cái kiêu căng, tự phụ của cái Tôi ngạo nghễ.

Hẳn em còn nhớ về kinh nghiệm đau đớn đó, ta gặp ở vị Giáo Hoàng đầu tiên: Phêrô!
Ông được gần Chúa 3 năm, được theo sát, thậm chí Chúa chọn ông làm đại ca của nhóm 12, trong bữa tiệc ly, ông đã thề sống thề chết rằng ai bỏ thầy, chứ con thì đừng hòng!
Rồi sao, em?
Ông đã run sợ trước câu hỏi của một đứa đầy tớ gái,
mà chối đây đẩy Thầy mình 3 lần trước khi gà gáy!

Phêrô có thức tỉnh khi đó?
Ông có biết mình đang bị nỗi lo sợ tương lai kiểm soát?
Ông có kết hiệp với Chúa lúc đó?
Ông có hiểu được câu Chúa nói: tinh thần thì hăng say mà thể xác lại yếu đuối?

Chà chà, nhiều lúc tôi suy tư về đoạn này mà cũng toát mồ hôi
vì thấy như Phêrô mà còn liểng xiểng vậy, huống chi là mình!
Bao lần mình thấy mình ngon dữ lắm!
Bao lần mình nổ tưng bừng!
Bao lần mình vì cái Tôi mà gạt Chúa, ý Chúa sang một bên!
Bao lần mình chọn con đường thế gian để được lợi lộc,
hơn con đường của Chúa sẽ thiệt thòi!

Em à,
Hôm nay, chúng ta cùng học bài học của Đức Phật và của Chúa để mình ý thức được con người thật của mình, tìm lại điều mình đã đánh mất trong hiện tại, và đó cũng mở ra là mình cần Chúa, mình hạnh phúc trong Ngài. Khi bắt đầu kín múc sự sống đó, thì chúng ta mở ra để chia sẻ, để phục vụ và thương yêu nhé em.

Tôi lại hỏi em:
Em đang làm gì vậy?
...
Yeuthuong,

Happypencil​
 
Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
107
Có cái sách hay bài hướng dẫn nào cụ thể để thực hành nguyện gẫm không nhỉ?
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên