- Chủ đề Author
- #1
Nằm trên đỉnh đồi Esquiline tại nội thành Rôma, Vương cung thánh đường Đức Bà Cả (tiếng Ý: Basilica Papale di Santa Maria Maggiore) không chỉ là một trong bốn đại vương cung thánh đường của Giáo phận Rôma, mà còn là địa điểm chất chứa tình cảm và lòng đạo sâu sắc của nhiều đời Giáo hoàng đặc biệt là Đức Giáo hoàng Phanxicô.
Vị trí đặc biệt trong Giáo hội và Luật pháp
Theo Hiệp ước Latêranô năm 1929, mặc dù nằm trong lãnh thổ nước Ý, Vương cung thánh đường này vẫn thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của Tòa Thánh và được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như một phần lãnh thổ thuộc Vatican. Đây là sự công nhận pháp lý cho vị thế linh thiêng và ngoại lệ của ngôi đền này trong lòng Giáo hội toàn cầu.
Ngôi đền dâng kính Mẹ Thiên Chúa
Vương cung thánh đường Đức Bà Cả được khởi công xây dựng vào thế kỷ V theo lệnh của Đức Giáo hoàng Sixtô III, sau Công đồng Êphêsô năm 431 – nơi lần đầu tiên Giáo hội chính thức tuyên xưng tước hiệu Theotokos – “Mẹ Thiên Chúa” – cho Đức Maria. Đây là ngôi thánh đường đầu tiên tại Rôma được dâng kính Đức Trinh Nữ Maria.
Theo truyền thuyết, vào đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5 tháng 8 năm 358, Đức Maria hiện ra với Đức Giáo hoàng Liberius và một vị gia nhân quý tộc La Mã trong giấc mơ, chỉ dẫn nơi cần xây dựng đền thờ. Sáng hôm sau, tuyết phủ kín đỉnh đồi Esquiline giữa mùa hè nóng nực – một phép lạ được tin là dấu hiệu từ trời. Từ đó, ngày 5 tháng 8 hằng năm trở thành lễ kỷ niệm cung hiến Đền thờ, được mệnh danh là “Ngày Tuyết Rơi”.
Theo truyền thuyết, vào đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5 tháng 8 năm 358, Đức Maria hiện ra với Đức Giáo hoàng Liberius và một vị gia nhân quý tộc La Mã trong giấc mơ, chỉ dẫn nơi cần xây dựng đền thờ. Sáng hôm sau, tuyết phủ kín đỉnh đồi Esquiline giữa mùa hè nóng nực – một phép lạ được tin là dấu hiệu từ trời. Từ đó, ngày 5 tháng 8 hằng năm trở thành lễ kỷ niệm cung hiến Đền thờ, được mệnh danh là “Ngày Tuyết Rơi”.
Linh ảnh Salus Populi Romani và tình yêu của Đức Phanxicô
Ngay sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến cầu nguyện trước linh ảnh Salus Populi Romani tại nhà nguyện Pauline – trái tim thiêng liêng của đền thờ. Linh ảnh Đức Maria bồng Hài Nhi Giêsu này được tôn kính là người bảo trợ của dân thành Rôma. Mỗi lần lên đường thực hiện một chuyến tông du, Đức Phanxicô đều ghé qua đây – xin ơn che chở và dâng lời cầu nguyện.
Tuy truyền thống cho rằng linh ảnh này do Thánh Luca vẽ và được Thánh Hêlêna mang từ Giêrusalem sang Constantinople, các nghiên cứu gần đây cho thấy đây là tác phẩm của một nghệ nhân vô danh, có niên đại từ thế kỷ IX đến XII. Dù nguồn gốc ra sao, điều không thể chối cãi là lòng sùng kính đặc biệt của Đức Giáo hoàng Phanxicô dành cho linh ảnh này và đền thờ Đức Bà Cả.
Tuy truyền thống cho rằng linh ảnh này do Thánh Luca vẽ và được Thánh Hêlêna mang từ Giêrusalem sang Constantinople, các nghiên cứu gần đây cho thấy đây là tác phẩm của một nghệ nhân vô danh, có niên đại từ thế kỷ IX đến XII. Dù nguồn gốc ra sao, điều không thể chối cãi là lòng sùng kính đặc biệt của Đức Giáo hoàng Phanxicô dành cho linh ảnh này và đền thờ Đức Bà Cả.
Nơi an nghỉ của vị Mục tử thuộc về Mẹ
Trong cuộc phỏng vấn năm 2019 với nhà báo người Argentina Nelson Castro, Đức Phanxicô từng bày tỏ rằng dù từ nhiệm hay không, ngài muốn chết tại Rôma – nơi đã trở thành nhà của ngài trong sứ vụ kế vị Thánh Phêrô. Ngài cũng bày tỏ mong muốn được chôn cất tại chính Vương cung thánh đường Đức Bà Cả – một lựa chọn hiếm hoi trong lịch sử các giáo hoàng.
Từ thế kỷ XVII, hầu hết các Giáo hoàng đều được an táng tại Đền thờ Thánh Phêrô. Lần gần nhất có một vị giáo hoàng được chôn cất tại Đức Bà Cả là Đức Clément IX vào năm 1669. Tổng cộng, chỉ có 7 vị giáo hoàng yên nghỉ tại đây, trong đó có các vị như Honorius III, Piô V và Sixtô V – những nhân vật quan trọng trong lịch sử Giáo hội.
Lựa chọn Vương cung thánh đường Đức Bà Cả làm nơi an nghỉ, Đức Phanxicô như muốn trở về vòng tay hiền mẫu của Đức Maria – Đấng mà ngài luôn yêu mến và chạy đến nương nhờ trong suốt hành trình mục vụ. Tại đây, giữa lòng Rôma, người cha già của Giáo hội sẽ nằm yên dưới bóng Mẹ, trong ngôi đền thánh ngàn đời khắc ghi lời hứa: “Ta sẽ bảo vệ dân thành này.”
Từ thế kỷ XVII, hầu hết các Giáo hoàng đều được an táng tại Đền thờ Thánh Phêrô. Lần gần nhất có một vị giáo hoàng được chôn cất tại Đức Bà Cả là Đức Clément IX vào năm 1669. Tổng cộng, chỉ có 7 vị giáo hoàng yên nghỉ tại đây, trong đó có các vị như Honorius III, Piô V và Sixtô V – những nhân vật quan trọng trong lịch sử Giáo hội.
Lựa chọn Vương cung thánh đường Đức Bà Cả làm nơi an nghỉ, Đức Phanxicô như muốn trở về vòng tay hiền mẫu của Đức Maria – Đấng mà ngài luôn yêu mến và chạy đến nương nhờ trong suốt hành trình mục vụ. Tại đây, giữa lòng Rôma, người cha già của Giáo hội sẽ nằm yên dưới bóng Mẹ, trong ngôi đền thánh ngàn đời khắc ghi lời hứa: “Ta sẽ bảo vệ dân thành này.”
Ảnh: AFP, Britannica, NBC New York
Cùng chủ đề