Tòa Thánh Vatican đã làm gì với những xung đột quốc tế?

5.00 star(s) 2 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
737

Ngoại trưởng Tòa thánh - Tổng giám mục Paul Richard Gallanger đã ví Tòa Thánh Vatican như "một bệnh viện dã chiến giữa trận chiến" để xoa dịu những tranh chấp toàn cầu mà các siêu cường đôi khi khó lòng tự mình giải quyết, phát biểu tại Đại học Công giáo Lublin - Ba Lan.​


phailamgi_Tòa Thánh Vatican đã làm gì với những xung đột quốc tế_cv1.jpg
Ngoại trưởng Tòa Thánh - Tổng giám mục Paul Richard Gallanger. Ảnh: Vatican News

Với mạng lưới ngoại giao bao gồm 184 quốc gia, Tòa Thánh không ngừng tìm cách giải quyết xung đột tại các khu vực điểm nóng như Ukraine, Trung Đông, Caucasus, Myanmar, Ethiopia và Yemen. Hoạt động của Tòa Thánh nhằm thúc đẩy một nền hòa bình được xây dựng trên mối quan hệ công bằng, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế và bảo vệ nhân quyền cơ bản. Điều này không chỉ thể hiện qua các tuyên bố mà còn là những hành động thực tiễn, chẳng hạn như tạo điều kiện trao đổi tù binh, tái hợp gia đình cho trẻ vị thành niên, và hỗ trợ hồi hương hài cốt binh lính giữa các bên đang xung đột.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và dẫn dắt các nỗ lực ngoại giao của Tòa Thánh. Những chuyến thăm toàn cầu, các buổi gặp gỡ và lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng đã góp phần xây dựng hình ảnh Vatican như một trung gian hòa giải đáng tin cậy trong các cuộc khủng hoảng quốc tế.

phailamgi_Tòa Thánh Vatican đã làm gì với những xung đột quốc tế_cv2.jpg
Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du tới Kazakhstan. Ảnh: Vatican Media

Ngoài việc giải quyết xung đột, Tòa Thánh còn tích cực thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và bảo vệ quyền sống con người trong các diễn đàn quốc tế. Tòa Thánh nêu cao quan điểm bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai đến khi qua đời tự nhiên, đồng thời phản đối những ý thức hệ áp đặt nhân quyền và phẩm giá con người không phù hợp với giáo huấn của Giáo hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ, Tòa Thánh tiếp tục khuyến khích các chính sách kinh tế công bằng, chống lại nạn buôn người và văn hóa "vứt bỏ" đang làm suy thoái phẩm giá con người. Vatican lên án nạn buôn người và các hình thức nô lệ hiện đại, coi đây là một “dịch độc” cần được các chính phủ trên toàn thế giới chung tay loại bỏ.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô được công nhận là một trong những tiếng nói đạo đức hàng đầu trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người và nô lệ hiện đại, khi không ngừng kêu gọi công lý cho những nạn nhân bị tổn hại về thể xác và tinh thần.

phailamgi_Tòa Thánh Vatican đã làm gì với những xung đột quốc tế_1.jpg
Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Piero Parolin phát biểu tại một hội nghị tại trụ sở UNESCO. Ảnh: chiesa-cattolica.it
Vai trò quan sát viên thường trực của Vatican tại nhiều tổ chức quốc tế, từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đến các diễn đàn đa phương khác, đã củng cố vị thế của Tòa Thánh như một lực lượng đạo đức độc lập, không bị ràng buộc bởi các liên minh chính trị.

Tổng giám mục Gallanger kết luận, trong bối cảnh thế giới đối diện với những thách thức ngày càng phức tạp, Tòa Thánh Vatican vẫn luôn vững vàng với sứ mệnh “trở thành dấu hiệu của hy vọng” cho cộng đồng quốc tế, một tiếng nói kêu gọi hòa bình và ổn định toàn cầu.​


Phải làm gì?​

Docat 247: Vai trò của Vatican trong chính trị quốc tế là gì?

Là một Giáo Hội toàn thế giới, Giáo hội Công giáo có một cơ cấu toàn cầu và nhiều thế kỷ có kinh nghiệm quốc tế. Là một nhà nước, Toà Thánh có thể tham gia vào nền chính trị quốc tế. Do đó, Toà Thánh có thể gửi các đại sứ (sứ thần Toà Thánh), ký kết hiệp ước với các nước khác, tham gia tổ chức siêu chính phủ (ví dụ, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức trực thuộc), và làm trung gian trong các cuộc xung đột quốc tế. Mục tiêu của tất cả các hoạt động này là để thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, để hỗ trợ cộng đồng này trên con đường hướng tới lợi ích chung lớn hơn trong gia đình nhân loại, để đòi hỏi nhân quyền và nhân phẩm cho tất cả mọi người, cũng như để hỗ trợ và đi cùng với toàn thể nhân loại trên con đường đi đến công lý và hoà bình.​
 

Khoảnh khắc cuối đời của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên