Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 881
- Chủ đề Author
- #1
Đức Giáo hoàng Lêô XIV gặp gỡ các thành viên của Ngoại giao đoàn. (ANSA). Vatican News
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA LÊÔ XIV
TRƯỚC NGOẠI GIAO ĐOÀN CẠNH TÒA THÁNH
Sảnh đường Clêmentinô, Vatican – Thứ Sáu, ngày 16 tháng 5 năm 2025
Đức Hồng y kính mến,
Quý vị Đại sứ,
Kính thưa quý vị,
Bình an ở cùng anh chị em!
Tôi xin chân thành cảm ơn Ngài George Poulides – Đại sứ Cộng hòa Síp, Trưởng Ngoại giao đoàn – vì lời chào mừng nồng hậu thay mặt quý vị, cũng như vì tinh thần phục vụ không mệt mỏi mà ngài đã thể hiện qua lòng nhiệt thành, tận tụy và nhân ái. Chính những phẩm chất ấy đã giúp ngài nhận được sự quý trọng từ các vị tiền nhiệm của tôi, cách riêng là Đức Thánh Cha Phanxicô, vị ngôn sứ của lòng thương xót.
Tôi cũng biết ơn về những lời chúc mừng sau cuộc bầu cử của tôi, và đặc biệt là những lời phân ưu đầy cảm động trước sự ra đi của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Có những bức thư đến từ các quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh – một dấu chỉ đầy ý nghĩa về sự tôn trọng lẫn nhau đang ngày càng được bồi đắp.
Tôi mong rằng, trong mọi cuộc đối thoại, chúng ta luôn ý thức mình thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất – cùng chia sẻ niềm vui, nỗi đau, cũng như những giá trị nhân văn và tâm linh làm nên ý nghĩa cuộc sống. Ngoại giao Tòa Thánh chính là biểu hiện cụ thể của tính công giáo – nghĩa là sự phổ quát – của Hội Thánh: không nhằm tìm kiếm đặc quyền, nhưng để thực thi sứ mạng Tin Mừng, phục vụ con người. Như Đức Thánh Cha Phanxicô từng kiên trì nhấn mạnh, Hội Thánh luôn lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, của những ai bị bỏ rơi, và của những thách đố thời đại – từ bảo vệ thụ tạo đến trí tuệ nhân tạo.
Sự hiện diện của quý vị hôm nay không chỉ là một dấu chỉ ngoại giao, mà còn là một món quà quý báu, giúp tôi được nối dài ước nguyện của Hội Thánh – và cũng là của chính tôi – đó là ôm lấy mọi dân tộc, mọi con người trên mặt đất, những người đang khát mong sự thật, công lý và bình an.
Là người từng sống và phục vụ ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu, tôi mang trong mình kinh nghiệm của một người vượt qua biên giới để gặp gỡ những nền văn hóa khác biệt, một kinh nghiệm mà tôi mong được tiếp tục sống trong sứ vụ Giáo hoàng.
Nhờ công việc kiên nhẫn và thầm lặng của Phủ Quốc vụ khanh, tôi mong muốn tăng cường sự hiểu biết và đối thoại với từng quốc gia mà quý vị đại diện – nhiều nơi trong đó tôi đã có dịp viếng thăm khi còn là Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Âutinh. Xin Thiên Chúa Quan Phòng ban cho tôi cơ hội tiếp tục đến gần hơn với các dân tộc, để củng cố đức tin nơi anh chị em mình và xây dựng những nhịp cầu mới với mọi người thiện chí.
Trong hành trình đối thoại này, tôi xin mượn ba từ khóa – cũng là ba trụ cột trong sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh – để gửi gắm ước nguyện ngoại giao của Tòa Thánh:
1. Hòa bình
Chúng ta thường xem “hòa bình” là trạng thái tạm thời – là khoảng lặng giữa những xung đột – vì con người dễ sống trong trạng thái căng thẳng thường trực, từ trong gia đình, nơi làm việc đến ngoài xã hội. Hòa bình, nếu có, dường như chỉ là ngưng chiến, một khoảnh khắc trước khi mâu thuẫn bùng phát trở lại.
Nhưng dưới ánh sáng đức tin – và ngay cả trong nhiều truyền thống tôn giáo khác – hòa bình là một hồng ân.
Đó là món quà đầu tiên mà Chúa Giêsu Phục Sinh đã trao ban: “Thầy ban bình an cho anh em” (Ga 14,27).
Nhưng đây không phải là một món quà thụ động. Bình an đòi hỏi phải hành động, phải dấn thân.
Trước hết, mỗi người chúng ta được mời gọi kiến tạo hòa bình từ trong tâm hồn mình, bằng cách loại bỏ lòng kiêu ngạo, thù hận, và biết lựa lời khi nói năng – bởi ngôn từ cũng có thể gây thương tích và giết chết như vũ khí.
Tôi tin rằng các tôn giáo và đối thoại liên tôn có thể góp phần nền tảng vào việc xây dựng nền văn hóa hòa bình. Nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện khi mọi quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo, vì trải nghiệm tôn giáo là chiều kích thiết yếu của con người. Nếu không, sẽ rất khó để thanh luyện tâm hồn và thiết lập mối tương quan lành mạnh với tha nhân.
Muốn vậy, chúng ta cần can đảm thúc đẩy ngoại giao đa phương, phục hồi vai trò của các tổ chức quốc tế được thiết lập nhằm hóa giải mâu thuẫn trong cộng đồng nhân loại. Cùng với đó, cần dừng lại việc sản xuất vũ khí – như Đức Thánh Cha Phanxicô từng cảnh báo trong sứ điệp Urbi et Orbi cuối cùng của ngài:
Không thể có hòa bình thực sự nếu không giải giới. Việc bảo vệ tổ quốc không thể biến thành cuộc chạy đua vũ trang.
Nhưng dưới ánh sáng đức tin – và ngay cả trong nhiều truyền thống tôn giáo khác – hòa bình là một hồng ân.
Đó là món quà đầu tiên mà Chúa Giêsu Phục Sinh đã trao ban: “Thầy ban bình an cho anh em” (Ga 14,27).
Nhưng đây không phải là một món quà thụ động. Bình an đòi hỏi phải hành động, phải dấn thân.
Trước hết, mỗi người chúng ta được mời gọi kiến tạo hòa bình từ trong tâm hồn mình, bằng cách loại bỏ lòng kiêu ngạo, thù hận, và biết lựa lời khi nói năng – bởi ngôn từ cũng có thể gây thương tích và giết chết như vũ khí.
Tôi tin rằng các tôn giáo và đối thoại liên tôn có thể góp phần nền tảng vào việc xây dựng nền văn hóa hòa bình. Nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện khi mọi quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo, vì trải nghiệm tôn giáo là chiều kích thiết yếu của con người. Nếu không, sẽ rất khó để thanh luyện tâm hồn và thiết lập mối tương quan lành mạnh với tha nhân.
Muốn vậy, chúng ta cần can đảm thúc đẩy ngoại giao đa phương, phục hồi vai trò của các tổ chức quốc tế được thiết lập nhằm hóa giải mâu thuẫn trong cộng đồng nhân loại. Cùng với đó, cần dừng lại việc sản xuất vũ khí – như Đức Thánh Cha Phanxicô từng cảnh báo trong sứ điệp Urbi et Orbi cuối cùng của ngài:
Không thể có hòa bình thực sự nếu không giải giới. Việc bảo vệ tổ quốc không thể biến thành cuộc chạy đua vũ trang.
2. Công lý
Muốn kiến tạo hòa bình, phải xây dựng công lý. Tôi chọn tông hiệu “Leo” chính là để gợi nhớ đến Đức Giáo hoàng Lêô XIII – vị Giáo hoàng của Thông điệp xã hội đầu tiên Rerum Novarum. Trong thời đại chuyển mình này, Tòa Thánh không thể im tiếng trước những bất công đang tạo nên sự phân hóa trầm trọng giữa người giàu và người nghèo, giữa các châu lục và ngay trong từng quốc gia.
Lãnh đạo các quốc gia có trách nhiệm kiến tạo một xã hội hài hòa và hiếu hòa, khởi đi từ việc đầu tư cho gia đình – được thiết lập trên sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ – là “một xã hội nhỏ, nhưng đích thực, có trước mọi hình thức xã hội dân sự” (Rerum Novarum).
Mỗi người trong xã hội cũng được mời gọi góp phần vào việc bảo vệ phẩm giá con người, cách riêng nơi những ai dễ bị tổn thương: từ thai nhi đến người cao tuổi, từ bệnh nhân đến người thất nghiệp, từ công dân đến người di cư.
Bản thân tôi là con cháu của những người nhập cư, và tôi cũng đã từng rời quê hương để ra đi. Trong suốt cuộc đời, mỗi người có thể có lúc khỏe mạnh hay bệnh tật, có lúc ổn định hay lao đao, ở nơi quen thuộc hay đất lạ, nhưng phẩm giá con người không bao giờ thay đổi – vì mỗi chúng ta là thụ tạo được Thiên Chúa yêu thương và tạo dựng cách độc nhất vô nhị.
Lãnh đạo các quốc gia có trách nhiệm kiến tạo một xã hội hài hòa và hiếu hòa, khởi đi từ việc đầu tư cho gia đình – được thiết lập trên sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ – là “một xã hội nhỏ, nhưng đích thực, có trước mọi hình thức xã hội dân sự” (Rerum Novarum).
Mỗi người trong xã hội cũng được mời gọi góp phần vào việc bảo vệ phẩm giá con người, cách riêng nơi những ai dễ bị tổn thương: từ thai nhi đến người cao tuổi, từ bệnh nhân đến người thất nghiệp, từ công dân đến người di cư.
Bản thân tôi là con cháu của những người nhập cư, và tôi cũng đã từng rời quê hương để ra đi. Trong suốt cuộc đời, mỗi người có thể có lúc khỏe mạnh hay bệnh tật, có lúc ổn định hay lao đao, ở nơi quen thuộc hay đất lạ, nhưng phẩm giá con người không bao giờ thay đổi – vì mỗi chúng ta là thụ tạo được Thiên Chúa yêu thương và tạo dựng cách độc nhất vô nhị.
3. Sự thật
Không thể xây dựng mối tương quan bền vững nếu thiếu sự thật – cả trong xã hội lẫn trên bình diện quốc tế.
Trong một thế giới mà ngôn từ dễ bị bóp méo, thực tại dễ bị ảo hóa qua môi trường mạng, thì việc duy trì nền tảng sự thật trong truyền thông là điều sống còn. Thiếu điều đó, không thể có niềm tin hay hiểu biết đích thực.
Với tư cách là Hội Thánh, chúng tôi không thể từ chối bổn phận nói lên sự thật về con người và thế giới, cho dù có thể bị hiểu lầm hoặc gây khó chịu. Nhưng sự thật không thể tách khỏi đức ái – bởi cốt lõi của đức ái là sự quan tâm đến sự sống và phẩm giá của từng con người.
Với Kitô hữu, sự thật không phải là khái niệm trừu tượng, mà là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô – Đấng đang sống giữa cộng đoàn các tín hữu. Chính sự thật ấy giúp ta đối diện cách can đảm với những thách đố thời đại: như vấn đề di dân, đạo đức của trí tuệ nhân tạo, và việc bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của nhân loại.
Những thách đố này không ai có thể đối diện một mình, nhưng đòi hỏi sự liên đới và cộng tác toàn cầu.
Kính thưa quý vị đại sứ,
Sứ vụ của tôi khởi đầu trong Năm Thánh của niềm hy vọng – một thời điểm thuận tiện để hoán cải, canh tân và nhất là để rũ bỏ hận thù, bước vào một hành trình mới, với xác tín rằng chúng ta – mỗi người theo trách nhiệm và khả năng của mình – có thể cùng nhau kiến tạo một thế giới nhân bản hơn, đặt nền trên sự thật, công lý và hòa bình.
Ước mong điều ấy trở thành hiện thực, cách riêng tại những nơi đang chịu tổn thương sâu sắc – như Ukraina và Thánh Địa.
Tôi xin cảm ơn quý vị vì tất cả những gì quý vị đang làm để xây những nhịp cầu giữa quốc gia của mình và Tòa Thánh.
Tôi trân trọng ban Phép lành Tòa Thánh cho quý vị, gia đình quý vị, và toàn thể dân tộc mà quý vị đại diện.
Chân thành cảm ơn!
Dịch: phailamgi.com
Nguồn bản Tiếng Anh: vatican.va
Trong một thế giới mà ngôn từ dễ bị bóp méo, thực tại dễ bị ảo hóa qua môi trường mạng, thì việc duy trì nền tảng sự thật trong truyền thông là điều sống còn. Thiếu điều đó, không thể có niềm tin hay hiểu biết đích thực.
Với tư cách là Hội Thánh, chúng tôi không thể từ chối bổn phận nói lên sự thật về con người và thế giới, cho dù có thể bị hiểu lầm hoặc gây khó chịu. Nhưng sự thật không thể tách khỏi đức ái – bởi cốt lõi của đức ái là sự quan tâm đến sự sống và phẩm giá của từng con người.
Với Kitô hữu, sự thật không phải là khái niệm trừu tượng, mà là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô – Đấng đang sống giữa cộng đoàn các tín hữu. Chính sự thật ấy giúp ta đối diện cách can đảm với những thách đố thời đại: như vấn đề di dân, đạo đức của trí tuệ nhân tạo, và việc bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của nhân loại.
Những thách đố này không ai có thể đối diện một mình, nhưng đòi hỏi sự liên đới và cộng tác toàn cầu.
Kính thưa quý vị đại sứ,
Sứ vụ của tôi khởi đầu trong Năm Thánh của niềm hy vọng – một thời điểm thuận tiện để hoán cải, canh tân và nhất là để rũ bỏ hận thù, bước vào một hành trình mới, với xác tín rằng chúng ta – mỗi người theo trách nhiệm và khả năng của mình – có thể cùng nhau kiến tạo một thế giới nhân bản hơn, đặt nền trên sự thật, công lý và hòa bình.
Ước mong điều ấy trở thành hiện thực, cách riêng tại những nơi đang chịu tổn thương sâu sắc – như Ukraina và Thánh Địa.
Tôi xin cảm ơn quý vị vì tất cả những gì quý vị đang làm để xây những nhịp cầu giữa quốc gia của mình và Tòa Thánh.
Tôi trân trọng ban Phép lành Tòa Thánh cho quý vị, gia đình quý vị, và toàn thể dân tộc mà quý vị đại diện.
Chân thành cảm ơn!
Dịch: phailamgi.com
Nguồn bản Tiếng Anh: vatican.va
Cùng chủ đề