Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,035
- Chủ đề Author
- #1
Mỗi dịp lễ Phục Sinh, hình ảnh những quả trứng rực rỡ sắc màu xuất hiện khắp nơi. Nhưng ít ai biết rằng, trứng là biểu tượng tôn giáo chất chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng trong truyền thống Kitô giáo.
Ảnh: Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Bình Hòa
Theo dòng lịch sử, trứng vốn được coi là biểu tượng của sự sống mới và sinh sôi nảy nở. Khi mùa xuân đến, muôn loài sinh vật hồi sinh sau mùa đông lạnh giá, chim bắt đầu đẻ trứng, sự sống mới hé mở từ một vật tưởng như vô tri. Từ thời tiền Kitô giáo, các dân tộc cổ đã xem trứng như biểu tượng của mùa xuân – mùa của sự hồi sinh và hy vọng.
Khi Kitô giáo lan rộng, hình ảnh quả trứng được "cập nhật" bằng một tầng ý nghĩa mới: ngôi mộ trống nơi Đức Giêsu sống lại. Một vật tưởng chừng như vô hồn – quả trứng – lại chứa đựng sự sống bên trong, giống như cách Chúa bước ra khỏi ngôi mộ để khải hoàn chiến thắng cái chết. Một số tín hữu còn cho rằng việc luộc trứng tượng trưng cho việc đóng kín ngôi mộ, còn khi bóc vỏ trứng là hình ảnh Chúa phá tan sự chết, sống lại vinh quang.
Khi Kitô giáo lan rộng, hình ảnh quả trứng được "cập nhật" bằng một tầng ý nghĩa mới: ngôi mộ trống nơi Đức Giêsu sống lại. Một vật tưởng chừng như vô hồn – quả trứng – lại chứa đựng sự sống bên trong, giống như cách Chúa bước ra khỏi ngôi mộ để khải hoàn chiến thắng cái chết. Một số tín hữu còn cho rằng việc luộc trứng tượng trưng cho việc đóng kín ngôi mộ, còn khi bóc vỏ trứng là hình ảnh Chúa phá tan sự chết, sống lại vinh quang.
Ảnh: Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Bình Hòa
Trong nhiều thế kỷ, các Kitô hữu còn có truyền thống kiêng không chỉ thịt mà cả trứng trong suốt Mùa Chay. Khi lễ Phục Sinh đến, họ mừng vui vì được phép dùng lại trứng và thịt. Những quả trứng được nhuộm màu, trang trí công phu bằng sáp hoặc chỉ, rồi trở thành món quà trao tay nhau như lời chúc mừng sự sống mới.
Một truyền thuyết dân gian kể rằng khi Maria Mađalêna đến thăm ngôi mộ vào sáng Phục Sinh, bà mang theo giỏ trứng. Khi tới nơi, những quả trứng đột nhiên chuyển sang màu đỏ. Trong một phiên bản khác, bà đến gặp hoàng đế La Mã để loan báo Chúa đã sống lại, tay cầm quả trứng. Vị hoàng đế mỉa mai rằng chuyện phục sinh hoang đường như việc quả trứng kia chuyển màu. Ngay lập tức, quả trứng hóa đỏ, khiến ông sửng sốt. Hình ảnh Maria Mađalêna cầm trứng đỏ vẫn còn được lưu truyền trong nhiều biểu tượng tôn giáo ngày nay.
Một truyền thuyết dân gian kể rằng khi Maria Mađalêna đến thăm ngôi mộ vào sáng Phục Sinh, bà mang theo giỏ trứng. Khi tới nơi, những quả trứng đột nhiên chuyển sang màu đỏ. Trong một phiên bản khác, bà đến gặp hoàng đế La Mã để loan báo Chúa đã sống lại, tay cầm quả trứng. Vị hoàng đế mỉa mai rằng chuyện phục sinh hoang đường như việc quả trứng kia chuyển màu. Ngay lập tức, quả trứng hóa đỏ, khiến ông sửng sốt. Hình ảnh Maria Mađalêna cầm trứng đỏ vẫn còn được lưu truyền trong nhiều biểu tượng tôn giáo ngày nay.
Ảnh: catholicallyear.com
Ở Đông Âu, những quả trứng được trang trí cầu kỳ gọi là pysanki, được giữ lại từ năm này qua năm khác như vật gia truyền. Tại Đức và nhiều quốc gia châu Âu khác, trứng được khoét rỗng rồi treo lên cây trong tuần lễ Phục Sinh – tựa như cách trang trí cây thông vào dịp Giáng Sinh.