Từ "ngáo quyền lực mạng" trở thành "nạn nhân quyền lực mạng"

Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
496

Một cụm từ khá phổ biến hiện nay để nói về một số nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã là “ngáo quyền lực”, bởi vì họ hay có những ngôn từ, hành vi đi quá chuẩn mực.​

Thực tế, họ lại giống “nạn nhân quyền lực mạng” hơn khi phải liên tục nghĩ mọi cách làm sao để kéo lượt view cho kênh của mình. Và để duy trì được cái gọi là "quyền lực" đó, đôi khi họ bất chấp tất cả.​


phailamfig_nạn nhân quyền lực mạng_cover.jpg


Trong cuộc đua giành lượt xem, like và share, các nội dung thường được thiết kế để ngày càng gây sốc, kích động hoặc tạo ra sự tranh cãi bằng những "content bẩn". Mặc dù điều này có thể mang lại lợi ích tức thì về mặt số liệu thống kê truy cập và thu nhập, nhưng nó cũng tạo ra một loạt vấn đề lớn.

Sức ép không ngừng

Nhà sáng tạo nội dung phải đối mặt với áp lực liên tục để sản xuất nội dung mới và hấp dẫn hơn. Khi họ đã chọn nội dung nào thì phải liên tục đẩy nội dung đó lên cao trào thì mới giữ chân được người xem. Liên tục, liên tục, nội dung sau phải sốc hơn nội dung trước.

Lúc đầu bạn thu hút người xem bằng những video lắc mông, lắc mãi thì cũng không có lượt xem mới, rồi bắt đầu bạn ăn mặc sexy hơn, lộ da thịt nhiều hơn, nhạy cảm hơn.

Lúc đầu bạn làm video về sự khác nhau giữa các vùng miền khá thu hút, nhưng rồi nó cũng không có gì mới mẻ để duy trì xem. Rồi bạn có thể sẽ chọn cách thu hút gây sốc bằng cách phân biệt vùng miền, tạo ra những câu chuyện để người xem tranh cãi, ném đá nhau...Như một Tiktoker đã phát ngôn "Sài Gòn là vùng đất lý tưởng cho tội phạm hoạt động"

Hậu quả về đạo đức và xã hội

Nội dung gây sốc hoặc tranh cãi có thể thu hút sự chú ý, nhưng cũng có thể tạo ra những hậu quả tiêu cực lớn. Các vấn đề như lan truyền thông tin sai lệch, tăng cường định kiến và phân biệt đối xử, hoặc thậm chí làm tăng thêm mối quan tâm về một chủ đề nhạy cảm, phản cảm.

Ngày càng có nhiều phát ngôn gây sốc, ăn mặc táo bạo hơn, thử thách nguy hiểm hơn… Có không ít trường hợp các thành thiếu niên đã bắt trước các trend trên mạng xã hội và dẫn đến nguy hại về sức khỏe, tính mạng, đạo đức xã hội. Trend giả làm chó, trend chặn xe trên cao tốc, lái xe liên tục 24h…

Sự chọn lựa tất yếu

Trước sức ép ngày càng tăng không dễ giải quyết, các nhà sáng tạo nội dung phải có trách nhiệm đạo đức không chỉ với bản thân họ mà còn với toàn thể xã hội. Họ phải can đảm từ bỏ "cơn ngáo quyền lực mạng" để trở về với đạo đức truyền thông, gia tăng sự đổi mới trong cách tạo và tiêu thụ nội dung.

Cộng đồng và các nền tảng cần phải hỗ trợ các loại nội dung đa dạng và chất lượng, thay vì chỉ tập trung vào những gì có khả năng "viral" nhanh chóng. Điều này có thể bao gồm việc thúc đẩy giáo dục truyền thông và khuyến khích một môi trường lành mạnh hơn cho cả nhà sáng tạo và người tiêu dùng.

Người dùng các nền tảng xã hội cũng cần có ý thức hơn về việc mình xem, like gì để việc sử dụng mạng xã hội trở nên có ích, tránh bị quấn vào những nội dung độc hại. Chính sự lựa chọn của người dùng cũng là cách thúc đẩy sự sáng tạo các nội dung tích cực trên các nền tảng mạng xã hội.

phailamfig_nạn nhân quyền lực mạng_cover 2.jpg

Phải Làm Gì?

Căn cứ vào tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đối với việc lèo lái những thay đổi trong thái độ về thực tại và con người, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về tác động của chúng, đặc biệt trên phương diện văn hoá-đạo đức thời toàn cầu hoá, và sự phát triển của các dân tộc trong tình liên đới. Điều này nghĩa là các phương tiện truyền thông có thể có ảnh hưởng văn minh hoá không những chỉ khi chúng gia tăng khả năng truyền đạt thông tin nhờ vào sự phát triển công nghệ, mà trên hết khi chúng được định hướng tới mục tiêu phục vụ một tầm nhìn thật sự phản ánh các giá trị chung về con người và công ích. Không phải chỉ vì truyền thông xã hội tăng khả năng nối kết và truyền bá tư tưởng, mà nhất thiết chúng đương nhiên thúc đẩy tự do hay quốc tế hoá sự phát triển và dân chủ cho mọi người. Để đạt được các mục tiêu kiểu này, chúng cần phải được tập trung vào việc nâng cao phẩm giá của con người và các dân tộc, chúng cần phải được truyền cảm hứng một cách rõ ràng cụ thể từ tình bác ái, lòng khoan dung, và được đặt vào vị thế phục vụ cho sự thật, sự thiện, cho tình bằng hữu tự nhiên và siêu nhiên. Thật vậy, sự tự do của con người về bản chất liên kết mật thiết với những giá trị cao đẹp như thế. Các phương tiện truyền thông có thể góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng tình hiệp thông của gia đình nhân loại, và đạo đức của xã hội, khi chúng được dùng để xúc tiến sự tham gia của toàn thế giới vào nỗ lực chung nhằm tìm kiếm những gì là đúng đắn.​
Giáo hoàng Bênêđictô XVI, Thông điệp Caritas in Veritate (2009), 73
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

1:5357 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên