Vài khác biệt cần biết về vai trò Đại diện Tòa thánh thường trú tại Việt Nam

5.00 star(s) 1 Vote
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,077
Hôm nay, ngày 01/01/2024, vai trò “Đại diện thường trú” của Tổng giám mục Marek Zalewski sẽ bắt đầu hoạt động, mở ra một tiến trình mới trong quá trình bang giao giữa nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican.

Hôm trước thềm Giáng sinh 2023, vào ngày 23/12, Đức Thánh cha Phanxicô đã chính thức bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Marek Zalewski làm Đại diện Tòa thánh thường trú tại Việt Nam. Đây là kết quả sau cuộc gặp của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Giáo hoàng Phanxicô, nhằm kí quyết định thành lập Văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Hà Nội.

Hòa chung niềm vui, xin thông tin một vài điều quan trọng đáng chú ý liên quan tới vai trò “Đại diện thường trú” này.

Tổng giám mục Marek Zalewski.jpg
Tổng Giám mục Marek Zalewski - Tân Đại diện Tòa thánh thường trú tại Việt Nam​

Theo định nghĩa của Từ điển Công giáo hiện đại, đại diện Đức Giáo hoàng tại các quốc gia không đặt quan hệ ngoại giao với Vatican thì được gọi là Khâm sứ Tòa thánh (Apostolic Delegate). Vị này có nhiệm vụ thay mặt Giáo hoàng đương nhiệm liên hệ với Giáo hội Công giáo các nước đó. Nơi ở của Khâm sứ gọi là Tòa Khâm sứ.

Cũng theo Từ điển Công giáo hiện đại, với những nước mà Tòa thánh Vatican có mối quan hệ ngoại giao, người đại diện chính thức cho Tòa quốc Vatican sẽ được gọi là Sứ thần Tòa thánh (Apostolic Nuncio). Nơi ở và làm việc của Sứ thần được gọi là Tòa Sứ thần, tọa lạc ngay tại thủ đô của nước mà Tòa thánh đặt bang giao.

Xét về mặt phẩm hàm trong giáo hội, cả Sứ Thần và Khâm sứ đều được đảm nhận bởi một vị giám mục, nên phẩm hàng ngang nhau. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện ngoại giao, chỉ có Sứ thần mới có đầy đủ tư cách ngoại giao chính thức, còn Khâm sứ thì không.

Lạ lùng thay, chẳng hề xuất hiện chức vị nào được gọi là “Đại diện thường trú” hay “Đại diện không thường trú” trong việc ngoại giao của Tòa thánh với các nước trên thế giới. Vậy nên hiểu chức vị này như thế nào?

Khái niệm “Đại diện không thường trú”, và mới đây nhất là “Đại diện thường trú” hóa ra là một thuật ngữ mang tính kỹ thuật do phía Việt Nam và Tòa thánh Vatican đưa ra trong một cuộc thảo luận của “Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican” vào năm 2008. Xét về vai trò Đại diện, dù là thường trú hay không thường trú, bản chất đều là như nhau vì không có tư cách ngoại giao.

Sau cuộc thảo luận của nhóm trên, tới năm 2011, phía nhà nước Việt Nam đã đồng ý để Toà thánh bổ nhiệm Đại diện không thường trú tại Việt Nam, và người tiên khởi chính là Tổng giám mục Leopoldo Girelli (nhiệm kỳ từ 2011 tới 2017).

Giống với vai trò của Khâm sứ, Đại diện thường trú có vai trò là người Đại diện Đức Thánh Cha liên hệ với cộng đồng Công giáo tại Việt Nam, thông tin những quyết định quan trọng của Tòa Thánh tới với cộng đồng tín hữu Việt Nam.

Cơ sở để nâng Đại diện không thường trú lên Đại diện thường trú chính là một thỏa thuận về “Quy chế Hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa Thánh tại Việt Nam” được ký kết sau cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hôm 27/7/2023.

Tuy chưa tiến xa được bao nhiêu, nhưng đây cũng là một bước tiến lớn trong quá trình bang giao giữa Tòa thánh và Việt Nam. Hy vọng, đây sẽ là bàn đạp để mối quan hệ bang giao giữa 2 bên được tiến triển thêm nhiều nữa trong tương lai không xa.​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
25
Chúc cho mối quan hệ Việt Nam với Tòa Thánh ngày càng tốt đẹp
 
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
239
Thế giờ ngài Marek Zalewski là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam à?
 
Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
95
Thế giờ ngài Marek Zalewski là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam à?
Mình nghĩ vai trò chủ yếu của ngài ở Việt Nam là về mặt ngoại giao thôi. Còn ở các giáo phận vẫn do các giám mục và tổng giám mục quyết định
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
35
Ở VN thì vô số cái dị biệt, chẳng giống ai. Nhưng mà cái vụ Khâm Sứ này sau đẵng đẵng thời gian bang giao nay được chút vầy cũng gọi là tốt. Nhưng không có gì không có giá của nó.
 
Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
226
Ở VN thì vô số cái dị biệt, chẳng giống ai. Nhưng mà cái vụ Khâm Sứ này sau đẵng đẵng thời gian bang giao nay được chút vầy cũng gọi là tốt. Nhưng không có gì không có giá của nó.
Nó là cả một quá trình dài tới vài thập kỷ. Hy vọng tương lại sẽ còn tốt đẹp hơn nữa.
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên