- Chủ đề Author
- #1
Suốt 2000 năm qua, cách thức Giáo hội chọn lựa Giáo hoàng thay đổi nhiều theo thời gian và trong phần lớn thời gian đó, không hề có vai trò của các hồng y. Mãi tới thế kỷ 13, việc bầu chọn các vị giáo hoàng mới được thực hiện qua hình thức mật nghị.
Về mặt từ ngữ
Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng", gọi là "Conclave", có nguyên ngữ từ tiếng la tinh "cum-clave" nghĩa đen là "với chìa khóa" chỉ nơi đặc biệt trong nhà được khóa kín. Trong Giáo Hội từ này được dùng theo nghĩa chuyên biệt để chỉ "nơi diễn ra cuộc bầu Giáo Hoàng, có các cửa được khóa kín", hoặc chỉ toàn bộ các Hồng y tiến hành việc bầu Giáo hoàng. Từ này được Ðức Giáo Hoàng Honorio III sử dụng lần đầu tiên năm 1216.
Về mặt lịch sử
Suốt 11 thế kỷ trước đó, việc bầu giáo hoàng diễn ra tương tự như bầu giám mục ở các cộng đoàn địa phương khác. Các giáo sĩ địa phương, do giáo dân lựa chọn, sẽ bầu vị giám mục của mình. Việc chọn lựa Giám mục Rôma cũng diễn ra tương tự và gây ra nhiều bất tiện.
Trước tình hình đó, Công đồng Lateranô III năm 1179, dưới thời Đức Giáo hoàng Alexandre III, đã quy định chỉ các Hồng y mới có quyền bầu Giáo hoàng, nhưng do số lượng Hồng Y lúc ấy còn ít (khoảng 10–20 vị), nên nhiều cuộc bầu cử thường kéo dài, gây nên tình trạng trống tòa quá lâu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của Giáo hội, buộc giáo dân nhiều lần phải can thiệp bằng cách khóa nhốt các Hồng y lại.
Nổi tiếng nhất trong các lần nhốt các hồng y là vụ việc xảy ra năm 1268 tại Viterbo: sau khi Đức Giáo hoàng Clemente IV qua đời, 18 Hồng Y đã mất gần 3 năm mà vẫn không bầu được người kế vị. Cuối cùng, dân Viterbo – được sự ủng hộ của thánh Bonaventura – đã niêm phong tòa nhà, dỡ mái và chỉ cho các Hồng Y ăn bánh với nước lã. Nhờ vậy, Đức Gregorio X đã được bầu và ngài lên ngôi sau 2 năm 9 tháng 2 ngày trống tòa – một kỷ lục chưa từng có.
Sau khi lên ngôi, Đức Gregorio X đã triệu tập Công đồng Lyon II (1274) và ban hành Tông hiến Ubi Periculum, chính thức xác lập thể thức Conclave – tức mật nghị với các quy định nghiêm ngặt: các Hồng Y bị cách ly, không được liên lạc với bên ngoài, và bị giảm khẩu phần nếu kéo dài quá ba ngày mà không bầu được Giáo hoàng. Tuy nhiên, quy định này bị hai vị kế nhiệm là Adriano V và Gioan XXI bãi bỏ, khiến tình trạng kéo dài bầu cử lại tái diễn.
Thánh Giáo hoàng Celestino V – người từng từ nhiệm sau 5 tháng làm Giáo hoàng – đã tái lập quy chế mật nghị qua ba Sắc chỉ (Quia in futurum, 28.9.1294; Pridem 27.10.1294; Constitutionem 10.12.1294). Nhờ vậy, người kế nhiệm là Đức Bonifacio VIII đã được bầu chỉ trong vòng 24 giờ. Từ đó đến nay, quy định mật nghị luôn được duy trì, với một số sửa đổi để thích nghi theo thời đại.
Trước tình hình đó, Công đồng Lateranô III năm 1179, dưới thời Đức Giáo hoàng Alexandre III, đã quy định chỉ các Hồng y mới có quyền bầu Giáo hoàng, nhưng do số lượng Hồng Y lúc ấy còn ít (khoảng 10–20 vị), nên nhiều cuộc bầu cử thường kéo dài, gây nên tình trạng trống tòa quá lâu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của Giáo hội, buộc giáo dân nhiều lần phải can thiệp bằng cách khóa nhốt các Hồng y lại.
Nổi tiếng nhất trong các lần nhốt các hồng y là vụ việc xảy ra năm 1268 tại Viterbo: sau khi Đức Giáo hoàng Clemente IV qua đời, 18 Hồng Y đã mất gần 3 năm mà vẫn không bầu được người kế vị. Cuối cùng, dân Viterbo – được sự ủng hộ của thánh Bonaventura – đã niêm phong tòa nhà, dỡ mái và chỉ cho các Hồng Y ăn bánh với nước lã. Nhờ vậy, Đức Gregorio X đã được bầu và ngài lên ngôi sau 2 năm 9 tháng 2 ngày trống tòa – một kỷ lục chưa từng có.
Sau khi lên ngôi, Đức Gregorio X đã triệu tập Công đồng Lyon II (1274) và ban hành Tông hiến Ubi Periculum, chính thức xác lập thể thức Conclave – tức mật nghị với các quy định nghiêm ngặt: các Hồng Y bị cách ly, không được liên lạc với bên ngoài, và bị giảm khẩu phần nếu kéo dài quá ba ngày mà không bầu được Giáo hoàng. Tuy nhiên, quy định này bị hai vị kế nhiệm là Adriano V và Gioan XXI bãi bỏ, khiến tình trạng kéo dài bầu cử lại tái diễn.
Thánh Giáo hoàng Celestino V – người từng từ nhiệm sau 5 tháng làm Giáo hoàng – đã tái lập quy chế mật nghị qua ba Sắc chỉ (Quia in futurum, 28.9.1294; Pridem 27.10.1294; Constitutionem 10.12.1294). Nhờ vậy, người kế nhiệm là Đức Bonifacio VIII đã được bầu chỉ trong vòng 24 giờ. Từ đó đến nay, quy định mật nghị luôn được duy trì, với một số sửa đổi để thích nghi theo thời đại.
Tiến tới luật hiện hành
Vào thế kỷ 20 và 21, các vị Giáo hoàng tiếp tục những cải tổ mật nghị bằng cách ban hành các Tông hiến:
- Ngày 25/12/1904, Thánh Giáo hoàng Piô X đã ban hành Tông hiến Vacante Sede Apostolica (1904) nhằm hệ thống hóa toàn bộ luật lệ mật nghị và cấm mọi can thiệp của thế quyền.
- Ngày 1/10/1975, thánh Giáo hoàng Phaolô VI ban Tông hiến Romano Pontifici eligendo (1975) của Đức Phaolô VI.
- Ngày 22/2/1996, Thánh Gioan Phaolô II ban hành Tông hiến Universi Dominici Gregis (1996) với những điều chỉnh kỹ lưỡng và nghiêm mật.
- Hai Tự sắc của Đức Biển Đức XVI (2007 và 2013), điều chỉnh thêm một số chi tiết, đặc biệt về đa số cần thiết để đắc cử và thời điểm khai mạc mật nghị.
Như vậy, trải qua hơn 700 năm, thể thức mật nghị – từng khởi đầu như một biện pháp cưỡng chế của dân chúng – đã trở thành một truyền thống bất khả thay thế trong đời sống Giáo hội. Đó là dấu chỉ của sự hiệp nhất, tự do và phân định theo Thánh Thần trong việc chọn người kế vị Thánh Phêrô.
- Ảnh trong bài: Reuters